
-
Danh mục 41 dự án TP.HCM kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP
-
Đà Nẵng nghiên cứu tiền khả thi Dự án Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị
-
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư một lần cho toàn bộ khu cảng Dự án Cảng Liên Chiểu
-
Đề xuất điều chỉnh mức đầu tư Dự án Cầu Trà Khúc 1 không quá 2.199 tỷ đồng
-
Cần Thơ ban hành Danh mục 56 dự án thu hút đầu tư -
Tháng cuối năm, TP.HCM phấn đấu giải ngân trên 80% với những dự án đầu tư công lớn
Theo đại diện Tập đoàn Đèo Cả, người nêu ra khái niệm mới về “3 chữ P” trong hợp đồng theo phương thức đối tác công - tư là ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả.
3 chữ “P” gồm: “P - vốn ngân sách”, “P - vốn chủ sở hữu nhà đầu tư” và “P - vốn huy động” có thể không đúng hoàn toàn với khái niệm đã được dịch ra theo nguyên bản tiếng Anh (Public Private Partnerships), tuy nhiên, nó phù hợp cho bối cảnh đầu tư xây dựng tại Việt Nam hiện nay.
Lý giải về điều này, đại diện Tập đoàn cho hay: “Chữ P thứ nhất” - Vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án (gồm ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương), cần sự hỗ trợ của Chính phủ và quyết tâm của địa phương. Khi nhu cầu cao, tiềm năng phát triển có sẵn, một khi sự nỗ lực của chính quyền địa phương để vươn lên tự chủ ngân sách thì việc thực hiện thuận lợi hơn.
- “Chữ P thứ hai” - Vốn chủ sở hữu: Chọn nhà đầu tư có uy tín, năng lực hợp vốn với các nhà đầu tư khác. Đặc biệt nhà đầu tư phải có kinh nghiệm tổ chức thi công chuyên nghiệp đảm bảo tiến độ thông qua việc kiểm soát được tổng mức đầu tư và chất lượng công trình. Có những dự án phương án tài chính và doanh thu đặc biệt khó khăn, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư là nhà thầu tham gia thi công để đảm bảo tạo nguồn bù đắp từ hoạt động xây lắp.
![]() |
Tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn do Tập đoàn Đèo Cả đầu tư. |
- “Chữ P thứ ba” - Vốn huy động khác: Là vấn đề then chốt đem lại thành công cho dự án, liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư khác bằng các hình thức phát hành trái phiếu, hợp đồng BCC… Thông qua việc giao quyền cho địa phương làm cơ quan có thẩm quyền để chủ động đề xuất dự án và thực hiện GPMB, kiểm soát nguồn vật liệu , đặc biệt cơ chế để huy động vốn từ các nhà đầu tư khác, thông qua việc thu hút đầu tư bất động sản, dịch vụ thương mại, logistics… khi các doanh nghiệp hưởng lợi từ việc hình thành cao tốc thì việc huy động và chia sẻ khó khăn doanh thu lưu lượng ban đầu cho các bài toán hoàn vốn sẽ không quá khó .
Ông Nguyễn Văn Hải, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho rằng: “2021-2030 là giai đoạn mà đầu tư hạ tầng giao thông sẽ phát triển mạnh mẽ khi Chính phủ, Quốc hội dành sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn (các dự án kết nối liên vùng, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông). Mô hình “3 chữ P” chính là chìa khóa và định hướng triển khai mà chúng tôi đang hướng đến để thực hiện trong thời gian tới”.
Với kinh nghiệm đầu tư thành công nhiều dự án BOT lớn như: hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Hải Vân 2, “giải cứu” thành công hai dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận… Tập đoàn Đèo Cả khẳng định đầu tư PPP vẫn là giải pháp tối ưu cho hạ tầng giao thông Việt Nam.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư PPP hiện nay còn nhiều bất cập, gây ra nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Đó là việc cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giao thông - Vận tải, địa phương thực hiện việc cam kết không phải lúc nào cũng đảm bảo như lời mời gọi đầu tư ban đầu, các hợp đồng thường hồi tố. Ví dụ ở dự án Đèo Cả phần vốn nhà nước tham gia 1.180 tỷ đồng còn thiếu kéo dài chưa được bố trí; cơ chế thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan theo như hợp đồng dự án BOT đã ký kết chưa được Quốc hội, Chính phủ giải quyết.
Hay với ngân hàng tài trợ vốn khi nhà đầu tư gặp khó khăn khi cơ quan nhà nước cứ xem xét và tiếp tục xem xét các bất cập trong cơ chế hỗ trợ. Ông Hải cho biết, tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn - một dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc - Nam nhưng lại không được hỗ trợ từ ngân sách như những dự án khác, mặt dù nhà đầu tư đã phải giảm đi một trạm thu phí để tránh ảnh hưởng đến người dân, khiến doanh thu sụt giảm so với phương án tài chính ban đầu.
Luật PPP đã được Quốc hội ban hành và đã có hiệu lực, nhưng để triển khai dự án PPP thành công, tránh phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, ngoài việc phát hành trái phiếu, hợp đồng hợp tác (BCC) như luật đã quy định, vị đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, các địa phương có lợi thế về tiềm năng bất động sản cần chủ động tạo nguồn vốn thông qua các nhà đầu tư có quyền lợi liên quan như cách làm của UBND tỉnh Lâm Đồng thời gian qua đã huy động cho tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (nhu cầu vốn dự án là 8.500 tỷ nhưng trong thời gian ngắn đã huy động gần 20.000 tỷ đồng). Đó là một cách làm, về cơ bản vẫn cần phải có quỹ đầu tư chuyên biệt cho loại hình PPP.

-
Đề xuất điều chỉnh mức đầu tư Dự án Cầu Trà Khúc 1 không quá 2.199 tỷ đồng -
Nhà đầu tư tha thiết với điện gió ngoài khơi -
Cần Thơ ban hành Danh mục 56 dự án thu hút đầu tư -
Tháng cuối năm, TP.HCM phấn đấu giải ngân trên 80% với những dự án đầu tư công lớn -
Khánh Hòa đề xuất đầu tư dự án đường ven biển hơn 2.031 tỷ đồng -
Hé lộ thông tin mới về Dự án Sân bay Đất Đỏ trị giá 3.305 tỷ đồng -
Bình Định xúc tiến đầu tư, hợp tác với Tập đoàn Ghassan About tại UAE
-
1 Thống đốc: Sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không
-
2 Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trong cảnh “sống mòn”
-
3 Chính thức khởi động Dự án Cảng hàng không Quảng Trị vào ngày 15/12
-
4 Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/12
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023
-
Tập đoàn Sao Đỏ và Bảo Long Solar hợp tác đầu tư điện mặt trời áp mái
-
Công bố danh sách sản phẩm của năm 2023 - Sản phẩm sáng tạo hiệu quả