-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025
Trước những thông tin mà Tập đoàn giải trí MVP cung cấp cho báo chí, trưa 8/3, Vincom Retail (VCR) đã gửi đến báo chí nhiều thông tin phản bác cụ thể từng điểm gây tranh cãi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin tóm tắt những ý kiến chính của cả 2 bên. Tranh chấp giữa các doanh nghiệp là bình thường ở trong nền kinh tế thị thường và cần được giải quyết tại tòa bằng con đường tố tụng dân sự thay vì dùng sức ép ngoại giao hay nâng tầm quốc tế hóa...
MVP cho rằng “uy tín bị ảnh hưởng”
Liên tiếp trong các ngày 1/3 và 8/3, Tập đoàn giải trí MVP đã phát hành các Thông cáo báo chí lên tiếng về việc dừng hoạt động các rạp chiếu phim tại các trung tâm thương mại Royal City, Times City và Long Biên.
MPV cho biết: “Ngày 2/3, Vincom Retail đã buộc chúng tôi phải đóng cửa toàn bộ các rạp chiếu phim tại Trung tâm thương mại Vincom Long Biên, Royal city, Times city. Lực lượng bảo vệ của Vincom đã tiến hành niêm phong khu vực thuê và tài sản của chúng tôi ngay trong đêm ngày 1/3. Vincom không chỉ tiến hành việc niêm phong ngoài thời gian làm việc mà còn không hề có sự chứng kiến của bất kỳ đại diện có được ủy quyền của Platinum hay bất cứ đại diện của cơ quan công quyền”.
Theo lời tố của MVP, sau khi niêm phong, lực lượng bảo vệ và quản lý trung tâm thương mại của Vincom đã ngăn cản người của MPV tiếp cận các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Bên trong một cụm rạp Platinum |
MVP khẳng định rằng “hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của Vincom là trái pháp luật khi chúng tôi không có bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng nào. Chúng tôi quyết liệt phản đối hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam của Vincom”.
MVP cũng cho rằng, công ty không có bất kỳ một khoản nợ đọng tiền thuê nào đối với Vincom. “Những thông tin sai sự thật mà Vincom cố tình cung cấp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chúng tôi”.
Vincom đã khởi kiện ra Tòa
Trái ngược lại MVP - Vincom có vẻ “quyết đoán” hơn với việc thẳng thắn khởi kiện MVP cách đây vài ngày vì những thông tin do MVP phát ra. Trong phản hồi cho chúng tôi chiều 8/3, Vincom Retail (VCR) cho biết, đã rất nhiều lần gửi công văn yêu cầu MPV chủ động di dời toàn bộ tài sản và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng theo đúng quy định của Hợp đồng đã ký giữa các bên khi chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, MVP cố tình trì hoãn. Cụ thể, ngày 15/10/2016 MVP đã đồng ý di dời nhưng xin gia hạn thời gian di dời đến ngày 4/2/2017 cho cả ba mặt bằng đang thuê tại hệ thống VCR. Ngày 19/12/2016, MVP lại xin gia hạn thêm 10-12 tháng. Ngày 20/12/2016 MVP tiếp tục đề nghị được gia hạn và hoạt động qua dịp Tết.
VCR cũng cho biết: MVP và VCR đã có một số buổi làm việc để tính toán xác nhận công nợ này và ngày 14/10/2016 đích thân trưởng phòng tài chính của MVP đã xác nhận số công nợ tồn đọng
Về phía VCR, với tinh thần thiện chí và hỗ trợ đối tác, đã liên tục lùi thời hạn thu hồi mặt bằng, lần lượt là 20/2/2017, rồi 24/2/2017. Dù đã tạo điều kiện thuận lợi cho MVP chủ động di dời tài sản nhiều lần nhưng do MVP không thực hiện nên ngày 1/3/2017 - VCR buộc phải tiến hành niêm phong để thu hồi mặt bằng theo đúng quy định của hợp đồng. “Việc này đã được thông báo trước cho MVP nên chắc chắn không phải là đột xuất hay bất ngờ”, thông cáo của Vincom khẳng định.
Về việc niêm phong, Vincom khẳng định “đây là hành động hợp pháp là nhằm thu hồi lại mặt bằng thuộc quyền sở hữu của chúng tôi đang bị MVP chiếm dụng khi Hợp đồng cho thuê đã chấm dứt. Quá trình niêm phong thu hồi mặt bằng có sự tham gia của các cán bộ quản lý của MVP tại từng địa điểm và sự chứng kiến của Thừa phát lại”.
Cũng theo đại diện VCR, ngày 2/3/2016 MVP đã có công văn yêu cầu cho vào mặt bằng đã niêm phong để kiểm kê tài sản. VCR đã đồng ý, chỉ yêu cầu gửi kế hoạch cụ thể và ủy quyền hợp lệ cho nhân sự được cử đến làm việc. Biện pháp này nhằm bảo vệ tài sản của MVP, đồng thời để VCR có kế hoạch hỗ trợ phù hợp. Tuy nhiên, MVP đã không gửi các ủy quyền hợp lệ cho người thực hiện và bản kế hoạch công việc rõ ràng.
Cũng tại văn bản này, VCR khẳng định: Chúng tôi phản đối việc Platinum vu khống VCR hành động trái pháp luật. Cơ chế xử lý tài sản của MVP khi hợp đồng chấm dứt đã được quy định rõ trong hợp đồng trên cơ sở thỏa thuận thống nhất giữa các bên. Chúng tôi đã, đang và sẽ thực hiện theo đúng các thỏa thuận này.
Điều đáng nói là các thông tin do VCR cung cấp đều có bằng chứng gửi kèm.
Cũng theo thông tin mà chúng tôi có được, trong đơn kiện M.V.P ra TAND quận Long Biên - VCR cho biết: Công ty TNHH Truyền thông Bạch Kim M.V.P thực tế đã cung cấp thông tin sai sự thật với công chúng và báo giới nhằm mục đích bôi nhọ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của Công ty TNHH Vincom Retail miền Bắc.
Trong câu chuyện này, ai đúng, ai sai có lẽ sẽ chỉ phân định được tại tòa!
-
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024