-
Tập đoàn Sun Group muốn đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 78,2 km -
Cần Thơ quyết tâm thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao -
Đồng Nai và Bình Dương tăng đầu tư cho logistics -
Nguyên nhân cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ chậm tiến độ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư: Doanh nghiệp muốn xem ngay mặt bằng và hồ sơ dự án -
Quảng Nam gỡ vướng cho dự án nghìn tỷ
UBND tỉnh Ninh Thuận làm việc với Đại sứ quán Đan Mạch và Liên danh Tập đoàn Orsted và Tập đoàn T&T. Nguồn: ninhthuan.gov.vn |
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa làm việc với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Liên danh Nhà đầu tư gồm Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) và Tập đoàn T&T (Việt Nam) về đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh này.
Tại buổi làm việc, Liên danh Nhà đầu tư gồm Tập đoàn Orsted và Tập đoàn T&T đã báo cáo đề xuất chuẩn bị đầu tư 2 dự án điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 tại vùng biển huyện Thuận Nam.
Theo đó, Dự án Điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 1 có công suất 3.000 MW với 150 tua bin. Dự án dự kiến có thời gian thực hiện qua 3 giai đoạn (mỗi giai đoạn 1.000 MW) từ năm 2029-2033; tổng mức đầu tư 223.462 tỷ đồng.
Dự án Điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 2 có công suất 2.000 MW với 100 tua bin. Dự án dự kiến có thời gian thực hiện trong 2 giai đoạn từ năm 2030-2037; tổng vốn đầu tư khoảng 157.556 tỷ đồng.
Ngoài ra, Liên danh Nhà đầu tư cũng đề xuất tỉnh Ninh Thuận bổ sung quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi vùng biển Ninh Thuận; cho phép nhà đầu tư thực hiện khảo sát trên vùng biển dự kiến thực hiện dự án (đo đạc, quan trắc, địa hình, địa chất, đo gió); lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án...
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phan Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thông tin các dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Ninh Thuận hiện chưa được bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (điện VIII), nên tỉnh Ninh Thuận đang kiến nghị Bộ Công thương cập nhật các dự án này, bổ sung vào quy hoạch nhằm tháo gỡ khó khăn thực hiện dự án.
Ông Cảnh cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Liên danh Nhà đầu tư. “Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để dự án triển khai khi được các bộ, ngành Trung ương đồng ý về chủ trương thực hiện”, ông Cảnh cho biết.
Dịp này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mong muốn Đại sứ Đan Mạch tiếp tục tạo điều kiện, giới thiệu các doanh nghiệp tại Đan Mạch đến tỉnh Ninh Thuận để tìm hiểu cơ hội và hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực nhằm thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch trong thời gian tới.
-
Quảng Nam gỡ vướng cho dự án nghìn tỷ -
Chủ tịch UBND TP.HCM trăn trở khi Thành phố chưa thể đăng cai các sự kiện tầm cỡ -
Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi -
Cà Mau tận dụng lợi thế, phát huy hiệu quả các nguồn lực -
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo phương thức PPP -
Chuẩn bị cho giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Quảng Trị
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm