
-
Thuê tư vấn quốc tế lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
-
Hải Phòng tập trung giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
Phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
-
TP.HCM sẽ sắp xếp lại 1.087 trụ sở công khi bộ máy hoạt động ổn định
-
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM hoàn thành vào năm 2026 -
TP.HCM sẽ bàn giao mặt bằng để làm đường sắt tốc độ cao vào tháng 12/2026
Trước mắt, Siam Cement Group (SCG), một trong những tập đoàn lớn của Thái Lan sẽ tiến hành tăng vốn thông qua việc mở rộng đầu tư các dự án hiện có tại Việt Nam. Ông Sanan Angubolkul, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan Việt Nam đã khẳng định thông tin này Hội thảo “doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác kinh tế cho sự thịnh vượng chung” được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, với sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan và đông đảo doanh nghiệp Thái đang hoạt động tại Việt Nam như SCG, CP, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn…
“Thái Lan mong muốn trở thành 1 trong 10 nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới, thay vì vị trí thứ 11 hiện nay. Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã tăng khoảng 35%, từ mức 5,9 tỷ USD vào năm 2012 lên gần 8 tỷ USD vào giữa năm 2016”, ông Sanan Angubolkul cho biết.
![]() |
Việc thành lập AEC là động lực lớn để các nhà đầu tư Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam |
Cho đến thời điểm này, có gần 2.000 doanh nghiệp Thái Lan bày tỏ ý định đầu tư tại Việt Nam, bên cạnh một số doanh nghiệp Thái Lan có bề dày kinh doanh và mong muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam. Ông Don Pramudwinai, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan khẳng định, phần lớn cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam thật sự thích sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nhiều người trong số họ xem Việt Nam như quê hương thứ hai và mong mỏi thực hiện những kế hoạch tương lai tại Việt Nam.
“Doanh nghiệp Thái Lan cam kết cung cấp tại thị trường Việt Nam những dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tiêu chuẩn như tại thị trường Thái Lan”, ông Don Pramudwinai nói.
Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN là động lực lớn để các nhà đầu tư Thái Lan đem vốn tới Việt Nam, mở rộng địa bàn kinh doanh của mình. Không chỉ hướng vào thị trường trên 93 triệu dân của Việt Nam, doanh nghiệp Thái Lan còn nhìn xa trông rộng hơn khi tham vọng mở rộng hơn nữa thị phần tại AEC với dân số 600 triệu người, tổng GDP lên tới 3.000 tỷ USD.
Những doanh nghiệp có kết quả sản xuất - kinh doanh nổi trội như Tập đoàn CP Thái Lan (CPG), Tập đoàn Amata, Tập đoàn SCG, hay Tập đoàn Central Group mới đây đã hoàn tất thương vụ mua lại Big C Việt Nam, Tập đoàn Thai Charoen Corp (TCC) mua lại hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam (Đức)… là thực tế điển hình kéo các doanh nghiệp Thái đến Việt Nam trong thời gian tới.
Cụ thể, ở mảng thức ăn chăn nuôi, Tập đoàn CP bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại diện tại TP.HCM và hiện có hàng chục nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản ở nhiều địa phương. Tập đoàn của Thái Lan này đang làm mưa làm gió trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm từ gia cầm, gia súc... ở nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng trên khắp thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, SCG xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1992 và hiện có 21 công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất xi măng, giấy, nhựa tổng hợp PVC, bê tông tươi, ngói bê tông; trưng bày; thương mại quốc tế và phân phối nội địa; dịch vụ hậu cần.
Theo báo cáo quý I/2016, SCG tại Việt Nam sở hữu tổng tài sản lên đến 14.845 tỷ đồng (675 triệu USD), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán hàng quý I/2016 của Tập đoàn đạt 3.336 tỷ đồng (150 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ hoạt động của ngành bao bì và gạch men.
Ông Thammasak Sethaudom, Tổng giám đốc quốc gia Tập đoàn SCG tại Việt Nam khẳng định, hướng đến mục tiêu Thái Lan ở trong Top 10 quốc gia đầu tư lớn tại Việt Nam, Tập đoàn SCG sẵn sàng hợp tác cùng doanh nghiệp Thái Lan và các đối tác Việt Nam để thiết lập nền móng vững chãi cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam.
“Các doanh nghiệp Thái Lan kỳ vọng sẽ được sự hỗ trợ lớn từ phía Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng, với môi trường kinh doanh được cải thiện, Việt Nam sẽ đón thêm nhiều nhà đầu tư Thái Lan”, ông Thammasak Sethaudom nói.

-
Thuê tư vấn quốc tế lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
-
Hải Phòng tập trung giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
Thành lập Hội đồng thẩm định chủ trương xây dựng Tổ hợp khu cảng Cái Mép Hạ hạ lưu, trung tâm logistics
-
Phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
-
TP.HCM sẽ sắp xếp lại 1.087 trụ sở công khi bộ máy hoạt động ổn định -
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM hoàn thành vào năm 2026 -
TP.HCM sẽ bàn giao mặt bằng để làm đường sắt tốc độ cao vào tháng 12/2026 -
Gia Lai “ấn định” ngày 19/8 khởi công Dự án Khu công nghiệp Phù Mỹ -
Gắn biển công trình Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối -
Dự án PPP cao tốc Nam Định - Thái Bình: Cần cơ chế đặc thù gỡ khó bảo lãnh hợp đồng -
Vốn đầu tư toàn cầu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế số
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc
-
Bridgestone ra mắt dòng lốp cao cấp TURANZA 6-Lái êm đầm đẳng cấp
-
Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”