-
Quảng Nam yêu cầu rà soát toàn bộ pháp lý Khu du lịch biển Lê Phan -
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình -
Ninh Thuận “mạnh tay” với dự án chậm tiến độ -
Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Ninh: Khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Đông Mai hơn 300 tỷ đồng
Theo đó, Bộ Giao thông - Vận tải chấp thuận triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau (thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025).
Trong giai đoạn đầu sẽ chỉ có 986 m đường hoàn trả cho Tỉnh lộ 978 thuộc Dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau được chọn thí điểm sử dụng nguồn cát biển được lấy từ Trà Vinh để đắp nền đường. Thời gian thí điểm dự kiến là 12 tháng. Nếu kết quả khả thi, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ triển khai đại trà việc sử dụng cát biển làm vật liệu nền đường trên các tuyến cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cần phải nói thêm rằng, cát biển đang là một trong những lối ra quan trọng để giải quyết tình trạng khan hiếm và đội giá cát sông cho các dự án đường bộ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như tại các công trình hạ tầng trên phạm vi toàn quốc.
Cụ thể, trong đó, giai đoạn 2022 - 2025, chỉ tính riêng 4 dự án đường cao tốc được triển khai trên địa bàn này đã cần tối thiểu khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền. Nếu sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay, thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang… không những không đáp ứng được yêu cầu (lượng cung toàn thị trường này chỉ đạt 20 triệu m3), mà còn gây sạt lở nghiêm trọng các tuyến sông do cát bị khai thác quá mức.
Song, để đưa loại cát biển vào các dự án cao tốc dù chỉ là vật liệu đắp nền cũng là một thách thức lớn cả về kinh tế lẫn kỹ thuật với các cơ quan chuyên môn.
Về mặt pháp lý, hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5729:2012 "Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế" và TCVN 4054:2005 "Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế" chưa có các quy định riêng biệt cho việc thiết kế, tính toán nền đường sử dụng nguồn cát biển.
Về thi công và nghiệm thu, các dự án ở Việt Nam đang áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 9436:2012 "Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu". Các quy định đối với vật liệu nền đường được quy định tại Điều 5 của TCVN 9436:2012. Ngoài các quy định về chỉ tiêu cơ lý, thành phần hạt đối với vật liệu đắp nền đường, tại điều này còn quy định không được sử dụng "đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%".
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới cũng đánh giá rằng, vật liệu cát khai thác ngoài biển thường tròn, đều hạt nên khi sử dụng làm vật liệu đắp nền đường sẽ khó lu lèn và khó đảm bảo tính ổn định lâu dài của nền đường khi chịu tác động của tải trọng động, nhất là trong điều kiện bị ngập nước. Vì vậy, trên thế giới hiện không sử dụng độc lập cát biển để xây dựng nền đường (nếu sử dụng phải được xử lý ổn định bằng xi măng, trộn với đá dăm hoặc các vật liệu tương đương).
Về tác động môi trường, trong cát biển có chứa một lượng nhất định muối hòa tan thoát ra xung quanh, ảnh hưởng tới diện tích đất nông nghiệp. Trong khi đó, việc khử muối trong cát biển cũng khiến chi phí xây dựng các tuyến đường trở nên quá đắt đỏ so với sức chịu đựng của ngân sách.
Do vậy, Bộ Giao thông - Vận tải và các cơ quan chuyên môn phải rất cẩn trọng đối với việc sử dụng cát biển làm vật liệu trong thi công công trình đường bộ. Vấn đề tương tự cũng cần đặt ra đối với vật liệu mới như xỉ tro từ các nhà máy nhiệt điện khi ứng dụng vào các dự án cao tốc.
Trong khi chờ kết quả thí điểm sử dụng cát biển với khả năng thành công còn bỏ ngỏ, để đảm bảo nguồn cung vật liệu cho các dự án cao tốc sắp được triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương có mỏ cát sông, đất đắp; đá xây dựng cần ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản; phân bổ trữ lượng cần thiết cho các dự án trọng điểm quốc gia. Tuyệt đối tránh tình trạng lợi ích nhóm, làm giá trong việc khai thác, cung ứng vật liệu đắp nền bởi việc này có thể làm chậm tiến độ, đội giá tại các dự án cao tốc.
Để làm được điều này, ngoài trách nhiệm của chủ dự án, ngay từ bây giờ, các bộ, ngành, địa phương, nhất là những người đứng đầu phải chủ động, tích cực, phát huy tối đa tinh thần, trách nhiệm; không trông chờ, đùn đẩy. Ngoài ra, phải phối hợp chặt chẽ với nhau, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt điểm việc đó - đúng như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông - vận tải.
-
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình -
Lộ lý do dừng thẩm định Dự án metro số 5, Ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So
-
Ninh Thuận “mạnh tay” với dự án chậm tiến độ -
Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Ninh: Khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Đông Mai hơn 300 tỷ đồng -
Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng -
Hoà Bình: Khánh thành Tuyến cáp treo Hương Bình và động thổ dự án Thung lũng suối nguồn Hương Bình
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng