
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM
-
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thắng tại phiên chất vấn chiều 3/11 |
“Việc nghiên cứu tìm kiếm nguồn vật liệu thay thế cho nguồn cát sông đang rất khan hiếm cho các dự án đường cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang rất cấp bách”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết.
Theo tư lệnh ngành giao thông - vận tải (GTVT), nhu cầu cát nền để phục vụ thi công các tuyến cao tốc triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 39 triệu m3 trong vòng 3 năm tới, trong khi đó các mỏ cát sông trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng 20 triệu m3.
Vì vậy, nếu không sớm tìm nguồn vật liệu thay thế có nguồn cung lớn, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dự án trọng điểm quốc gia.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu cát, thời gian vừa qua, Bộ GTVT làm việc với UBND các tỉnh trong vùng để rà soát, đánh giá lại trữ lượng các mỏ cát hiện có, xác định nhu cầu sử dụng cho các dự án; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để mở thêm các mỏ mới, trong đó nghiên cứu phương án khai thác tại các cồn cát để đảm bảo nguồn cát đắp nền cho các dự án.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát tổng thể các mỏ cát trong khu vực để có kế hoạch nâng công suất các mỏ đang khai thác, bổ sung các mỏ mới để đảm bảo nguồn cung cho các dự án đường bộ cao tốc khu vực đồng bằng song Cửu Long.
Cùng với việc rà soát tìm kiến nguồn vật liệu cát sông nói trên, hiện nay, Bộ GTVT đang cùng với Bộ Tài nguyên và môi trường triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường sử dụng cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở kết quả theo dõi sẽ đánh giá khả năng áp dụng cát biển để đắp nền đường để xem xét quyết định việc áp dụng, tiến độ triển khai dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
“Ước tính nguồn cát biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác phục vụ giao thông lên tứi 15 tỷ m3 nên nếu có giải pháp tận dụng thì sẽ giải quyết được bài toán khan hiếm vật liệu cát nền. Kết quả nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi cho thấy là khá khả thi”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thông tin.
Ông cũng cho biết thêm, ngoài nguồn cát biển, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét khả năng sử dụng tro xỉ tại các nhà máy nhiệt điện trong vùng để làm vật liệu nền đường các dự án cao tốc.
-
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower