
-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn
-
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn
-
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ
-
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh
-
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ -
Yeah1 muốn phát hành 78,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn 39,4% giá thị trường
Tháng 10/2021, Đầu tư và Thương mại TNG ghi nhận doanh thu thuần xấp xỉ 462,2 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, giá vốn bán hàng trong tháng này cao hơn cùng kỳ gần 95 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 67,2 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ 8,2% (tương đương 5,1 tỷ đồng).
Tỷ suất sinh lời gộp tháng 10/2021 giảm về mức 14,5% (thấp hơn 2,6% so với tháng 10/2020).
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty trong tháng này tăng mạnh, ở mức 9,6 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ chỉ 3 tỷ đồng).
Trong khi chi phí bán hàng trong tháng thấp hơn cùng kỳ 1,7 tỷ đồng (với gần 6,5 tỷ đồng) thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 2,2 tỷ đồng, lên mức 26 tỷ đồng.
Kết quả, Đầu tư và Thương mại TNG báo lãi trong tháng 10/2021 đạt 24,2 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 6,8 tỷ đồng và luỹ kế 10 tháng đầu năm nay là 193 tỷ đồng.
![]() |
Kết quả kinh doanh luỹ kế 10 tháng đầu năm nay của Đầu tư và thương mại TNG so với cùng kỳ năm ngoái.(Đvt: tỷ đồng). |
Tính đến cuối 10/2021, tổng tài sản của TNG ở mức 4.055 tỷ đồng (tăng 501 tỷ đồng so với đầu năm nay), trong đó, 54% là tài sản dài hạn (với 2.204 tỷ đồng).
Nợ phải trả đến cuối kỳ cũng tăng, lên 2.700 tỷ đồng (tăng 294 tỷ đồng); phần lớn là do nợ ngắn hạn tăng từ 1.836 tỷ đồng hồi đầu năm lên mức 2.041 tỷ đồng.
Tổng vay và nợ thuê tài chính đến cuối tháng 10 của công ty này ở mức hơn 2.115 tỷ đồng (trong đó, có 1.458 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn), tăng khoảng 263 tỷ đồng.
Trong kỳ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TNG dương 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái dương 19,8 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gần 418 tỷ đồng.
Tiền và tương đương tiền đến cuối kỳ chỉ còn 46 tỷ đồng trong khi cuối năm ngoái là hơn 132,5 tỷ đồng; trong đó, khoản giảm mạnh nhất là tiền gửi có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng chỉ còn 30 tỷ đồng (giảm 70 tỷ đồng so với cuối năm 2020) và tiền gửi ngân hàng chỉ còn 15,1 tỷ đồng (giảm hơn 16,5 tỷ đồng).
TNG là đơn vị may công nghiệp xuất khẩu với 11 chi nhánh may xuất khẩu nằm tại địa bàn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, 1 chi nhánh may phục vụ sản xuất bán hàng trong nước, 2 chi nhánh phụ trợ, 1 văn phòng đại diện tại New York và 32 cửa hàng thời trang trên cả nước.
Sản phẩm chủ lực này gồm có áo khoác bông, lông vũ, các loại quần ngắn trên đầu gối, bông tấm, thùng carton, túi PE các loại, giặt công nghiệp,…

-
Chưa đi vào khai thác, cổ đông lớn Cảng Phước An đã muốn thoái 17,2% vốn
-
Gelex, Năm Bảy Bảy là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên mua lại trái phiếu trước hạn
-
Xi măng Công Thanh âm vốn chủ sở hữu 3.998 tỷ đồng, kế hoạch lỗ 769 tỷ
-
Thế giới Di động sắp xếp lại sở hữu, chuẩn bị bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh
-
Năm 2021, Mai Linh mất cân đối dòng tiền và lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ -
Yeah1 muốn phát hành 78,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn 39,4% giá thị trường -
Phong Phú đặt mục tiêu lợi nhuận 380 tỷ đồng, cổ tức 20% -
Nhơn Trạch 2 đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi, trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 16,5% -
Đạm Hà Bắc kỳ vọng giảm gánh nặng nợ nần -
Nhựa An Phát Xanh đấu giá 100 triệu cổ phiếu trên HoSE để bổ sung vốn lưu động -
Công ty TNHH Năng lượng REE muốn nâng sở hữu lên 24,15% tại Thuỷ điện Miền Trung
-
Nền kinh tế Cộng đồng Sáng tạo: Muốn đi xa thì đi cùng nhau
-
Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Cần cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam
-
Meey Map hỗ trợ giải bài toán nhiễu thông tin theo quy hoạch
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop