-
Tổng số người sử dụng internet đạt 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu -
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng
Thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 18 - 19 triệu chiếc smartphone mỗi năm với doanh số khoảng 4,5 tỷ USD |
Apple đặc biệt quan tâm thị trường Việt Nam
Sau khi iPhone 12 lên kệ riêng tại thị trường Việt Nam, doanh số iPhone đạt được trong quý IV/2020 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, theo thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường độc lập, Apple chỉ đứng thứ tư về thị phần smartphone tại Việt Nam.
Năm 2021, Apple có nhiều chính sách đặc biệt với thị trường Việt Nam. Ngoài việc phân phối sớm các mẫu máy mới, thương hiệu này mới
bổ sung hàng loạt nhà bán lẻ ủy quyền, như CellphoneS, ShopDunk, Hoàng Hà Mobile, Di Động Việt, bên cạnh các đơn vị lâu năm như Thế giới Di động, FPT Shop.
Đặc biệt, iPhone 12 nhập khẩu chính ngạch sẽ có giá rẻ hơn hàng “xách tay”. Đi kèm với mức giá ưu đãi là hàng loạt chương trình khuyến mãi như trợ giá thu cũ đổi mới, giảm 2 - 3 triệu đồng khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, tặng sạc pin, tai nghe… Một số đại lý bán lẻ lựa chọn cách giảm giá trực tiếp 3 - 7 triệu đồng tùy theo model thay cho chương trình khuyến mãi, quà tặng.
Cho đến thời điểm này, Apple vẫn không có ý định sẽ mở Apple Store tại Việt Nam và có vẻ vẫn coi Việt Nam là thị trường “hạng ba” vì chưa đáp ứng được các yêu cầu tiếp thị của Hãng. Tuy nhiên, những động thái trên chứng tỏ Apple đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam, khi Việt Nam chính thức vượt mặt Thái Lan, trở thành quốc gia tiêu thụ iPhone lớn nhất Đông Nam Á.
Trên thị trường smartphone thế giới, Apple đang dẫn đầu về thị phần. Theo thống kê của Canalys, lượng iPhone bán ra trong quý IV/2020 đạt 81,8 triệu đơn vị, tăng 4% so với năm 2019 và chiếm 23% toàn thị trường. Doanh thu quý cuối cùng của năm 2020 vượt 100 tỷ USD đã đưa Apple lần đầu tiên trở lại vị thế nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới tính theo quý kể từ cuối năm 2016.
Apple đã đẩy Samsung xuống vị trí thứ 2. Hãng điện tử Hàn Quốc bán ra 73,9 triệu smartphone, doanh số tăng 6,2% so với cùng kỳ 2019, chiếm 19,1% thị phần. Xiaomi đứng vị trí thứ 3, lập kỷ lục cao nhất của mình với 43,4 triệu máy, tăng 32%. Mặc dù có nhiều sản phẩm ra mắt, nhưng Oppo chỉ đạt 33,8 triệu đơn vị, tăng 10,7% trong quý IV/2020, đứng ở vị trí thứ tư. Trong khi đó, Huawei thiệt hại nặng nhất với doanh số giảm tới 42,4%, chỉ đạt 32,3 triệu máy, do chịu nhiều áp lực trước lệnh cấm vận của Mỹ.
“Số phận” chìm nổi
Những diến biến của thị trường smartphone trên thế giới cho thấy, cửa cho các tên tuổi còn lại đang khép dần. Một số thương hiệu đang đuối dần, một số thì “khai tử”. LG Electronics dừng sản xuất smartphone tại “cứ điểm” ở Việt Nam. Động thái này nằm trong kế hoạch rút khỏi thị trường smartphone của LG để tập trung nguồn lực cho các mảng kinh doanh tăng trưởng tốt hơn như linh kiện xe điện, ô tô, thiết bị kết nối, điện dân dụng…
Trong 5 năm gần nhất, LG đã thua lỗ 4,5 tỷ USD vì mảng smartphone do không thể cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng đầu như Samsung, Apple, trong khi các đối thủ Trung Quốc (Huawei, Xiaomi, Oppo…) vươn lên mạnh mẽ ở phân khúc thấp.
Cùng phân khúc với LG, ASUS cũng đang dần hụt hơi. Mặc dù vẫn đang nỗ lực phát triển dòng sản phẩm Zenfone, nhưng cách đây vài năm, ASUS đã chuyển hướng, tập trung vào các dòng sản phẩm gaming cao cấp (dành cho các game thủ, người dùng chuyên về công nghệ) và đầu tư cho các mảng khác, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và các thiết bị IoT.
Có thể thấy, thị trường smartphone thế giới đã trải qua một năm đầy biến động do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua. Tổng sản lượng smartphone trong năm 2020 chỉ đạt 1,25 tỷ chiếc, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là sự sụt giảm lớn nhất trong lịch sử.
Chính vì vậy, các nhà sản xuất đang chen lấn nhau để giành lấy thị phần. Giới đầu tư kỳ vọng, ngành công nghiệp smartphone toàn cầu sẽ lấy lại đà tăng trưởng dựa vào các thị trường mới nổi. Dự báo,
Samsung, Apple, Xiaomi, Oppo, Vivo, Transsion và Huawei sẽ bao phủ gần 80% thị trường smartphone toàn cầu. Samsung và Huawei đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh 5G. Mẫu bán chạy nhất thế giới là được cho là thuộc về Samsung Galaxy Note 20 Ultra 5G. Hai mẫu smartphone đến từ thương hiệu Huawei là Huawei P40 Pro và Huawei nova 7 cũng rất được ưa chuộng.
Thị phần của những chiếc smartphone này trên thị trường có thể thay đổi đáng kể vì các mẫu iPhone 12 và Huawei Mate 40 đã được ra mắt. Nhưng nếu những sản phẩm của Huawei không có những thay đổi lớn, thì iPhone 12 sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ đòi hỏi các nhà sản xuất điện thoại thông minh phải liên tục cập nhật, tạo ra sự khác biệt nếu muốn dẫn đầu thị trường. Vì vậy, năm 2021 được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự phát triển bùng nổ của smartphone 5G và các mẫu điện thoại mới hơn, hiện đại hơn.
Cửa nào cho smartphone thương hiệu Việt?
Tại thị trường Việt Nam, 5 thương hiệu smartphone đang chiếm thị phần lớn nhất là
Samsung (31%), Oppo (18,6%), VSmart (15,2%), Vivo (9,6%) và Realme (7,2%), theo số liệu nghiên cứu thị trường của GfK công bố tháng 11/2020. Samsung và Oppo dù đứng ở vị trí số 1 và 2, nhưng thị phần bị sụt giảm khá mạnh, lần lượt giảm 7,4% và 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong các thương hiệu top 5, Vsmart đang có sự bứt tốc mạnh mẽ, thế chỗ các thương hiệu từng được kỳ vọng gây tiếng vang cho điện thoại thương hiệu Việt đã gục gã như Mobiistar. Trong khi đó, một thương hiệu Việt khác là Bphone của Bkav sau nhiều lần “chinh chiến” không thành công cũng tung ra 4 mẫu máy với phân khúc giá 5 - 10 triệu đồng trong năm 2020, song không có bất cứ thống kê chính thức nào về thị phần, doanh số bán ra.
Năm 2020, VSmart liên tục cho ra các phiên bản như Joy 3, Star 4, Joy 4, Live 4… Trong những tháng cuối năm 2020, khi công nghệ 5G trở thành xu hướng, thì VSmart cũng gây chú ý khi công bố sản xuất thành công điện thoại VSmart 5G, đồng thời hé lộ bán điện thoại 5G như Aris, Aris Pro đầu tiên sang Mỹ vào năm sau.
Điều này cho thấy, VSmart đã rất vững vàng ở phân khúc phổ thông. Không dừng lại ở đó, Vingroup còn dự kiến sản xuất 2 triệu chiếc điện thoại VSmart trong một hợp tác với nhà mạng lớn của Mỹ, đánh dấu giai đoạn mở rộng mạnh mẽ, tiến ra nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà phân phối, bán lẻ cho rằng, VSmart vẫn còn một quãng đường dài phía trước để chinh phục thứ hạng cao, khẳng định tên tuổi trên thị trường.
Thực tế, mảng kinh doanh bán lẻ điện thoại di động được cho là đang ở giai đoạn bão hòa và sẽ tiếp tục gặp khó về tăng trưởng. Không riêng các nhà sản xuất phải nỗ lực “cầm hơi”, mà các nhà phân phối bán lẻ cũng phải cơ cấu lại mặt hàng, thậm chí mở rộng sang mảng kinh doanh khác.
Có thể kể đến trường hợp Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail). Bên cạnh 595 cửa hàng FPT Shop trên khắp 63 tỉnh, thành phố, FPT Retail đã tăng tốc mở các cửa hàng bán lẻ dược phẩm.
Cùng với FPT Retail, Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld) - doanh nghiệp top đầu về thị trường bán lẻ điện thoại - cũng đã có những bước chuyển lớn để không phụ thuộc quá nhiều vào doanh thu từ mảng smartphone. Tuy nhiên, Digiworld lại đạt mức tiêu thụ cao nhờ hợp tác hiệu quả với Xiaomi, thương hiệu hiện chiếm khoảng 10% thị phần điện thoại tại Việt Nam.
Mỗi năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 18 - 19 triệu chiếc smartphone với doanh số khoảng 4,5 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm điện thoại từ Trung Quốc chiếm tới 50% thị phần do có nhiều mẫu mã, từ giá rẻ đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng Việt Nam.
Có thể thấy, giá cả chính là yếu tố quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời là điểm cần lưu ý đối với các thương hiệu điện thoại muốn thâu tóm thị trường mới nổi như Việt Nam và một số nước trong trong khu vực.
-
Vinaphone thương mại hóa 5G trên toàn quốc, tốc độ gấp 10-20 lần 4G -
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
Temu dẫn đầu top ứng dụng iPhone được tải nhiều nhất năm 2024 -
“Vũ khí” công nghệ giúp logistics Việt Nam cạnh tranh -
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán