
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
“Trẻ hóa” nông nghiệp Việt
Một nhu cầu cấp thiết tại Việt Nam là cải tiến cách làm nông nghiệp để đảm bảo đủ sản lượng lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tương lai. Với những rủi ro sắp tới của biến đổi khí hậu và thực trạng già hóa ở nông dân đã khiến khả năng “tự cung tự cấp” của Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề. Tuy nhiên, nhiều người trẻ trong nước lại chưa nhìn thấy cơ hội phát triền nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và cho rằng ngành này đã “lỗi thời”, không phù hợp với “thời hiện đại”.
![]() |
Các khách mời tham dự chương trình. |
Chiến dịch Empower Youth4Food ra đời với mong muốn thay đổi định kiến này bằng việc trao cơ hội trải nghiệm về việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp cho các bạn trẻ, từ 16-35 tuổi. Lấy cảm hứng từ Hà Lan - một trong các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng công nghệ cao và các công nghệ tiên tiến như thủy canh và máy bay không người lái, chiến dịch Empower Youth4Food nhằm mục tiêu chứng minh rằng ngành nông nghiệp vẫn rất hiện đại và đầy tiềm năng phát triển.
Chiến dịch Empower Youth4Food lần đầu được phát động vào ngày 22/4/2021 với các chi nhánh được thành lập trên khắp Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore. Một trong những điểm nổi bật của chiến dịch là hoạt động “Changemaker Challenge” - trong đó hơn 200 sinh viên và 50 chuyên gia trẻ từ khắp Đông Nam Á sẽ trình bày các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề thực tiễn mà các công ty nông sản đang phải đối mặt.
Mở ra “cánh cửa” cho giới trẻ Việt
Chiến dịch Empower Youth4Food bao gồm bốn chuyên mục nổi bật: Sự kiện tương tác, nội dung “Những câu chuyện thành công”, hoạt động “Thử thách tạo nên sự thay đổi” và chuyên mục Hướng nghiệp.
Các sự kiện tương tác sẽ được thiết kế riêng cho các đối tượng thuộc các nhóm tuổi khác nhau, với các hoạt động như cuộc thi trên mạng xã hội và hội thảo trực tuyến về chủ đề hệ thống thực phẩm bền vững. Nội dung “Những câu chuyện thành công” sẽ kể về các câu chuyện điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, xoay quanh các chuyên gia trong ngành tại Việt Nam, đặc biệt là những người từng học tập tại Hà Lan. Với hoạt động “Thử thách tạo nên sự thay đổi”, sinh viên sẽ có cơ hội đưa ra các sáng kiến giải pháp giúp giải quyết các vấn đề thực tế mà các công ty nông sản đang đối mặt và được cung cấp chi phí để thực thi ý tưởng.
Ngoài ra, chiến dịch còn kết nối sinh viên Việt Nam với các cơ hội nghề nghiệp thông qua hợp tác với các thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam (DBAV). Hoạt động sẽ cung cấp các bài giảng chuyên môn và tổ chức các chuyến thăm công ty cho học sinh trung học trong độ tuổi 16-21, đồng thời thúc đẩy cơ hội việc làm và thực tập cho các chuyên gia trẻ trong độ tuổi 22-35.
Tầm nhìn chung
Vừa qua tại Hà Nội, trong dịp Phái đoàn Kinh tế Hà Lan ghé thăm Việt Nam, Chiến dịch Empower Youth4Food chính thức được ra mắt bởi bà Christianne van der Wal, Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Hà Lan và ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cùng Đại sứ và tình nguyện viên của chiến dịch Empower Youth4Food |
Bà Christianne van der Wal nhấn mạnh vai trò quan trọng của thanh niên trong việc định hình tương lai của ngành nông nghiệp, cũng như tầm quan trọng của chiến dịch trong việc nâng cao nhận thức của giới trẻ Việt Nam.
Babette Bodlaender, từ Hiệp hội Thực phẩm Hà Lan, nhấn mạnh vai trò của tổ chức trong việc kết nối các cá nhân và thúc đẩy quan hệ đối tác để thúc đẩy hệ thống lương thực thực phẩm bền vững. Nhận thức được vai trò then chốt của thế hệ trẻ, Bodlaender nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “trao quyền” cho họ những kỹ năng và yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự đổi mới trong hệ thống thực phẩm.
Bà Thủy Nguyễn, cựu sinh viên Đại học Erasmus Rotterdam và là Giám đốc Phát triển bền vững Châu Á tại De Heus, cũng mong muốn giới thiệu cách De Heus phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp và thực phẩm một cách bền vững, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tham gia giải quyết các thách thức.
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025