
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
Tại Hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam” do Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Hiệp hội Tín dụng nông nghiệp - nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (APRACA), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) vừa được tổ chức, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh, sau hơn 30 năm đổi mới, tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam luôn được Đảng, Chính phủ và ngành ngân hàng đặc biệt quan tâm.
![]() |
Ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội phát biểu tại Hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam”. |
Cùng với đó, theo ông Tú, các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được Chính phủ và NHNN chỉ đạo triển khai rộng khắp trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và trên phạm vi cả nước.
Một số kết quả tín dụng nổi bật đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và người nghèo là hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng không ngừng được đổi mới, hoàn thiện theo hướng mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay vốn. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, mạng lưới các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không ngừng được mở rộng về quy mô, hệ thống mạng lưới, đa dạng về loại hình hoạt động… Đặc biệt, tập trung thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực tài chính trong xã hội phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và xóa đói, giảm nghèo khu vực nông nghiệp, nông thôn trên nguyên tắc tách bạch giữa tín dụng thương mại và tín dụng chính sách.
Trong đó, thành lập riêng ngân hàng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (Ngân hàng Phục vụ người nghèo thành lập từ năm 1995 và đổi tên thành Ngân hàng Chính sách xã hội từ năm 2002), với phương thức hoạt động ủy thác thông qua 4 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có kết hợp với các chính sách hỗ trợ khác như khuyến công, khuyến nông, góp phần giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả…
“Nhờ đó, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho người nghèo có mức tăng vượt bậc. Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân gần 20%/năm, tín dụng chính sách tăng bình quân trên 13%/năm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân”, ông Tú nói.
Minh chứng cho những kết quả nổi bật trên, ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, đây đang là ngân hàng có độ bao phủ rộng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng. Ngân hàng hiện có 63 chi nhánh cấp tỉnh, 631 phòng giao dịch cấp huyện và 10.962 điểm giao dịch được mở tại trụ sở UBND cấp xã trong cả nước.
Cùng 183.000 tổ tiết kiệm và trên 6,7 triệu khách hàng với hơn 20 chương trình tín dụng dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay đạt 182.988 tỷ đồng, với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, tỷ trọng tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tới gần 94% tổng dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần giúp trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút và tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động; hơn 3,5 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,7 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đáp ứng kịp thời, có hiệu quả nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách ở nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân, thu hẹp dần chênh lệch thu nhập giữa các vùng và ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. “Một điều quan trọng là hoạt động tín dụng chính sách cũng đã góp phần thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo về ý thức tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai, góp phần hoàn thành cơ bản Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững qua các thời kỳ”, ông Thắng nói.

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)