Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 03 tháng 12 năm 2024,
Thế hệ con một và áp lực chữa vô sinh
D.Ngân - 01/11/2024 10:44
 
Ngoài nguyên nhân khách quan do tâm lý lười sinh con của các cặp vợ chồng thì bệnh lý hiếm muộn cũng đang là áp lực mà nhiều gia đình phải đối mặt.

Áp lực chữa vô sinh rất lớn

Những năm gần đây, TP.HCM báo động về tình trạng phụ nữ sinh ít con. Năm 2024, TP.HCM thống kê tỷ suất sinh ở mức 1,36 con/phụ nữ, thấp hơn nhiều so với cả nước.

Năm 2024, TP.HCM thống kê tỷ suất sinh ở mức 1,36 con/phụ nữ, thấp hơn nhiều so với cả nước.

Với mức sinh này, nghĩa là rất nhiều gia đình tại TP.HCM chỉ sinh một con, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.HCM, do nhiều nguyên nhân như áp lực công việc, gánh nặng kinh tế, áp lực nuôi dạy con cái, có nhiều điều kiện hơn để tập trung cho sự nghiệp…

Về số liệu vô sinh hiếm muộn, thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 7.7% vợ chồng (tương đương 1 triệu cặp vợ chồng) gặp phải tình trạng này.

Theo bác sỹ Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quận 8 TP.HCM, trong số những bệnh nhân đến chữa vô sinh tại đây có một tỷ lệ lớn là con một và chịu áp lực rất lớn về việc phải có con.

Bác sỹ Khoa nói rằng, những trường hợp con một thường kèm theo sự kỳ vọng rất lớn từ gia đình về sự thành đạt, gánh nặng phụng dưỡng cha mẹ, đồng thời chịu nhiều áp lực trong việc kết hôn và sinh con nối dõi tông đường. Đây cũng chính là thách thức của thế hệ con một trong xã hội hiện đại.

Việt Nam đang đối mặt với thách thức mức sinh ngày càng thấp, trong khi tỷ lệ vô sinh lại ở mức cao. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như lối sống, tình trạng lập gia đình muộn, có con muộn, tỷ lệ phá thai cao, viêm nhiễm đường sinh dục, sử dụng dụng cụ tránh thai, hạn chế về chăm sóc sức khỏe sinh sản và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Tuy vậy, may mắn của thế hệ con một là áp lực sinh con sớm khiến họ sớm phát hiện tình trạng hiếm muộn. Điều trị càng sớm, tỷ lệ có con chính chủ khỏe mạnh càng cao.

Tuy nhiên, người trẻ điều trị vô sinh ngoài gánh nặng về chi phí điều trị còn thêm gánh nặng tâm lý, tinh thần.

Với những trường hợp là con một, áp lực tâm lý nhiều và căng thẳng hơn, bởi mối quan tâm của tất cả người thân dồn về một cá nhân , nhất là những gia đình còn nặng quan niệm truyền thống, nối dõi tông đường, duy trì hương hỏa.

Bác sỹ giải thích thêm, những áp lực tâm lý quá lớn có thể khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng, dễ chán nản, khiến tỷ lệ thành công suy giảm, thậm chí dẫn đến tình trạng bỏ điều trị.

Do đó, trong quá trình điều trị, các bác sỹ không chỉ khám toàn diện, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất mà còn chú trọng tư vấn giải tỏa tâm lý cho người bệnh.

“Với xu hướng sinh ít con như hiện nay, trong tương lai có thể sẽ có thế hệ con một, tức là mỗi gia đình chỉ có một con“, cũng là nỗi lo của PGS-TS.Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Vị bác sỹ lo ngại rằng con một không chỉ cô đơn và vất vả khi chăm sóc cha mẹ già, mà còn gánh vác trách nhiệm sinh con nối dõi. Nếu không may họ bị vô sinh, gánh nặng tâm lý, cảm giác tội lỗi càng lớn.

Từ thực tế nêu trên, chuyên gia khuyến cáo khuyên nam giới vô sinh không bi quan, nên khám và tiến hành các xét nghiệm để bác sỹ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, điều trị phù hợp và có phương án hỗ trợ sinh sản nếu cần.

Ở góc độ xã hội, PGS-TS.Lê Hoàng nhìn nhận một thực tế rằng phụ nữ ngày càng có xu hướng sinh ít con, nhất là tại các thành phố lớn.

Nguyên nhân do chi phí sinh hoạt, giáo dục cho đứa trẻ tại thành phố quá đắt đỏ, cuộc cạnh tranh khi học trường tốt và các kỳ thi. Bên cạnh đó, phụ nữ ngày càng đảm nhận quá nhiều trọng trách, áp lực kinh tế, cuộc sống, công việc…

Với xu hướng sinh ít con như hiện nay, trong tương lai có thể sẽ có “thế hệ con một”. Những đứa trẻ từng được bao bọc bởi cả gia đình nội ngoại, khi lớn lên không chỉ mang vác trách nhiệm lớn với tất cả người thân, cô đơn và gánh nặng khi cha mẹ già ốm đau, thiếu hụt nguồn lao động.

Đặc biệt, nếu cá nhân “con một” không may gặp tình trạng vô sinh, còn phải đối mặt thêm gánh nặng tâm lý, cảm giác tội lỗi vì khó khăn trong duy trì nòi giống và áp lực điều trị.

Nguy cơ dân số tăng trưởng âm và giảm ngày càng nhanh

Các bác sỹ khuyến cáo vợ chồng sau kết hôn một năm chưa có thai (6 tháng với trường hợp người vợ ngoài 35 tuổi) nên đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản uy tín để khám và điều trị sớm giúp tăng tỷ lệ thành công, giảm chi phí.

Theo báo cáo triển vọng dân số thế giới năm 2024 của Liên Hợp Quốc, phụ nữ ngày nay sinh ít hơn trung bình một con so với năm 1990. Hiện tại, mức sinh toàn cầu là 2,3 con/phụ nữ, giảm so với mức 3,3 con/phụ nữ vào năm 1990.

Hơn một nửa các quốc gia và khu vực trên toàn cầu có tổng tỷ suất sinh dưới mức sinh thay thế (dưới 2,1 con/phụ nữ); trong khi mức sinh thay thế - mức cần thiết để duy trì quy mô không đổi trong thời gian dài mà không cần di cư.

Mức sinh thấp kéo dài tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số ảnh hưởng đến sự phát triển dân số bền vững.

Hiện trên toàn cầu có khoảng 55 quốc gia có chính sách nâng mức sinh. Tuy nhiên, việc nâng mức sinh tại các quốc gia có mức sinh rất thấp hầu như chưa mang lại kết quả khả quan.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số, trong đó tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì xung quanh mức sinh thay thế.

Nước ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng từ năm 2007 đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong gần 40 năm đổi mới.

Tuy nhiên, mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế, từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022) và năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Đây là mức giảm thấp nhất trong lịch sử và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Hiện nay, mức sinh có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Bên cạnh 33 tỉnh có mức sinh cao thì hiện có 21 tỉnh/thành phố có mức sinh thấp chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp.

Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số là 37,9 triệu người chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước sẽ tác động rất lớn đến phát triển bền vững của Việt Nam.

Mức sinh khu vực thành thị luôn thấp hơn mức 2 con/phụ nữ và gần như thay đổi không đáng kể trong gần hai thập kỷ qua (xoay quanh mức 1,7- 1,8 con/phụ nữ). Mức sinh khu vực nông thôn giảm khá nhanh từ 2,57 con/phụ nữ (1999) xuống 2,2 con/phụ nữ (2019) và giảm xuống còn 2,07 con/phụ nữ (2023).

Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số, trong đó tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì xung quanh mức sinh thay thế.

Nước ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng từ năm 2007 đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong gần 40 năm đổi mới.

Tuy nhiên, mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế, từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022) và năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ.

Đây là mức giảm thấp nhất trong lịch sử và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Hiện nay, mức sinh có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Bên cạnh 33 tỉnh có mức sinh cao thì hiện có 21 tỉnh/thành phố có mức sinh thấp, chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp. 

Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số là 37,9 triệu người, chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước sẽ tác động rất lớn đến phát triển bền vững của Việt Nam.

Phân tích thêm về thực tế này, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số chỉ ra rằng, trình độ học vấn và hoàn cảnh kinh tế có liên quan đến mức sinh.

Số liệu năm 2023 cho thấy, người giàu nhất có mức sinh trung bình là 2 con, người nghèo nhất có mức sinh là 2,4 con, người có mức sống khá và trung bình sinh từ 2,03 đến 2,07 con. Người có trình độ học vấn dưới tiểu học trung bình sinh tới 2,35 con, còn người có trình độ trên phổ thông trung học chỉ sinh 1,98 con.

Có thể thấy, mức sinh ngày càng giảm là do đô thị hóa, kinh tế phát triển, áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con. Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở có nhiều bất cập như thiếu trường học, học phí, viện phí cao không động viên mọi người sinh con.

Bên cạnh đó, học vấn, điều kiện sống ngày càng được cải thiện khiến nhiều người có tâm lý muốn hưởng thụ, dành thời gian, tiền bạc cho các thú vui cá nhân mà không muốn sinh con.

Theo ông Phạm Vũ Hoàng, nếu mức sinh cứ giảm với tốc độ như hiện nay mà không có các giải pháp để giảm bớt thì đến năm 2054 -2059, dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm và giảm ngày càng nhanh.

Rà soát, hoàn thiện chính sách dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vững
Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 15/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện công tác dân số trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư