-
Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức vẫn ngại rót vốn vào trái phiếu -
Doanh nghiệp tổn thất do bão Yagi, Bảo hiểm Agribank tăng tốc xác định thiệt hại, bồi thường -
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương phòng giao dịch Vietbank Thuận An -
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của SeABank ở mức Ba3 và triển vọng ổn định -
Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng -
Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng
Sắp tới, thẻ tín dụng không được rút quá 5 triệu mỗi ngày. Ảnh: PV |
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
Theo đó, đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ ở nước ngoài, để hạn chế việc sử dụng tiền mặt (ngoại tệ) được rút từ thẻ sau đó chi tiêu không đúng mục đích được phép theo pháp luật ngoại hối, tại dự thảo quy định các giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ tại nước ngoài sẽ bị giới hạn hạn mức tối đa theo ngày.
Dự thảo nêu rõ đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng trong một ngày.
Đối với giao dịch rút tiền mặt VND từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa là 5 triệu đồng trong một ngày. Điều này được ban soạn thảo lý giải là để hạn chế rủi ro nên phải có giới hạn hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ qua POS tại đơn vị chấp nhận thẻ theo ngày (hạn mức thấp để sử dụng chỉ trong các trường hợp cần thiết, phù hợp với thông lệ các nước).
Đồng thời dự thảo cũng quy định, trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ không quá 80% giá trị của tài sản bảo đảm và tối đa là 1 tỷ đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: Hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 triệu đồng.
Theo ban soạn thảo, vấn đề này chưa có tiền lệ trong thực tiễn nên khi mới bắt đầu cho phép thực hiện sau khi sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng cũng cần được xem xét thận trọng. Tại dự thảo quy định theo hướng giới hạn hạn mức tín dụng tối đa theo từng trường hợp phát hành thẻ tín dụng (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm).
Ngoài ra, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung này cũng mở rộng đối tượng sử dụng thẻ tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng thêm đối tượng chủ thẻ chính 15 đến 18 tuổi cho thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi để đồng bộ với quy định về đối tượng được vay của Luật các Tổ chức tín dụng.
Sửa đổi quy định về việc phát hành thẻ ghi nợ không được thấu chi cho chủ thẻ phụ là người từ đủ 6 tuổi vì không khả thi trong thực tế các ngân hàng đang triển khai.
Song song đó, xuất phát từ một số vụ việc trong thực tế, dự thảo Thông tư bổ sung quy định đối với trường hợp phát hành thẻ cho người nước ngoài nhằm hạn chế tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trong thời gian ngắn, mở thẻ rồi xuất cảnh và sử dụng thẻ để thực hiện hoặc tiếp tay cho các hoạt động phạm tội.
Vì vậy, dự thảo quy định trường hợp đối tượng được sử dụng thẻ là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Thời hạn hiệu lực của thẻ của cá nhân trong trường hợp này không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
-
Thêm ngân hàng bán vàng qua ứng dụng, giá vàng dự báo khó tăng mạnh -
Bảo hiểm BIDV ghi nhận 500 vụ tổn thất, ước bồi thường gần 200 tỷ đồng -
Vàng giằng co quanh ngưỡng tâm lý 2.500 USD/ounce, tỷ giá quay đầu nhích tăng -
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của SeABank ở mức Ba3 và triển vọng ổn định -
Doanh nghiệp ứng biến với biến động tỷ giá -
Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng -
Fed giảm lãi suất USD, nhà đầu tư Việt khó hưởng lợi với vàng
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh