
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
Thông tin được trao đổi tại buổi giao lưu trực tuyến “Làm thế nào để trở thành doanh nghiệp ưu tiên?” Tổng cục Hải quan vừa tổ chức.
Theo đó, số doanh nghiệp ưu tiên sẽ tăng lên con số 20 – 22 doanh nghiệp (hiện đã có 14 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp ưu tiên).
![]() | ||
Buổi giao lưu trực tuyến diễn ra sáng 30/7 tại báo Hải quan |
Theo ông Nguyễn Dương Thái, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, để hoàn thiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên, trong thời gian tới ngành hải quan sẽ tiến tới ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với các nước khác.
Hiện tại, Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện từng giải pháp như đưa chế độ ưu tiên vào Luật (Luật sửa đổi một số điều của Luật Quản lý thuế, đang được đưa vào Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi) hoặc mở rộng các đối tượng tham gia chương trình.
Tổng cục Hải quan cũng dự kiến sẽ đưa một số nội dung về an ninh an toàn vào chương trình thông qua các tiêu chí về bộ máy kiểm soát nội bộ, cơ chế kiểm soát tài chính.
Tổng cục Hải quan hiện đang thực hiện việc quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo các quy định tại Thông tư 63/2011/TT-BTC, Thông tư 105/2011/TT-BTC (trước đây) và nay là Thông tư 86/2013/TT-BTC. Trong đó, các quy trình được quy định trong các văn bản trên bao gồm việc thẩm định, quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên đến việc quản lý, duy trì chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp đã được công nhận.
Cụ thể, cơ quan hải quan phải cử bộ phận chuyên trách thường xuyên theo dõi hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời khắc phục.
Đồng thời, hải quan phải thường xuyên cập nhật thông tin về doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện của doanh nghiệp ưu tiên. Việc xem xét để gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp cũng đòi hỏi hải quan phải thu thập thông tin, đánh giá đầy đủ về doanh nghiệp.
Trong giai đoạn thí điểm theo Thông tư 63/2011/TT-BTC và Thông tư 105/2011/TT-BTC, đã có 1 doanh nghiệp bị tạm đình chỉ. Tổng cục Hải quan hiện đang xem xét để quyết định việc tiếp tục chế độ ưu tiên hay đình chỉ chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp này.
Chí Tín

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower