
-
VietinBank Securities chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 2.127 tỷ đồng
-
Thế giới Di động đẩy mạnh mở chuỗi Bách hoá Xanh và Erablue trong đầu năm 2025
-
Nhiệt điện Bà Rịa đặt kế hoạch đi lùi trong năm 2025
-
Tasco thay Tổng giám đốc
-
Sau nhiều lần đấu giá bất thành, Vinacomin tiếp tục thoái vốn tại Vicosa -
Lãnh đạo DIC Corp từ nhiệm sau hai tháng bổ nhiệm để quay lại công việc chuyên môn
![]() |
Xuất khẩu tôn mạ tăng mạnh khiến Hoa Sen duy trì phong độ lợi nhuận. |
Báo cáo của Tập đoàn Hoa Sen cho thấy, trong tháng 7/2021, tiêu thụ thép của Tập đoàn đạt 189.474 tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu đạt 4.921 tỷ đồng, tăng 97% và lợi nhuận sau thuế đạt 302 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2020.
Nguyên nhân khiến doanh thu, sản lượng và lợi nhuận của Hoa Sen tiếp tục tăng mạnh là nhờ xuất khẩu tôn mạ. Được biết, trong tháng 7/2021, Hoa Sen bán ra gần 158.000 tấn tôn mạ, trong đó xuất khẩu lên tới 123.000 tấn, chiếm 41% tổng xuất khẩu của ngành và chiếm 67% cơ cấu sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen trong tháng 7. Sản lượng xuất khẩu đang tăng trưởng mạnh ở các thị trường lớn như Bắc Mỹ và châu Âu.
Lũy kế 10 tháng niên độ 2020-2021, Tập đoàn tiêu thụ 1,9 tấn sản phẩm, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020 và vượt 5% kế hoạch năm. Doanh thu 37.850 tỷ đồng, tăng 75% và vượt 15% kế hoạch năm; lãi sau thuế 3.674 tỷ đồng, gấp 4,4 lần cùng kỳ và vượt 145% kế hoạch năm.
Hoa Sen cho biết đã ký hợp đồng xuất khẩu với khách hàng đến hết tháng 11/2021, với sản lượng xuất ngoại trung bình trên 120.000 tấn/tháng.Từ đầu năm đến nay, Hoa Sen đã xuất khẩu 737.392 tấn tôn mạ, chiếm 67% tổng sản lượng bán ra.
Trong điều kiện nhu cầu trong nước giảm sút vì dịch bệnh, kênh xuất khẩu đã trở thành phao cứu sinh giúp Hoa Sen duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Động lực chính của sản lượng xuất khẩu là thị trường Mỹ và châu Âu, có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các thị trường khác. Tập đoàn dự kiến tỷ trọng từ thị trường Mỹ và châu Âu sẽ tăng từ 20 - 30% lên hơn 50%.
Mặc dù lợi nhuận vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ, song so với các tháng trước, lợi nhuận của Hoa Sen bắt đầu giảm tốc, đang đứng ở mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Cụ thể, lợi nhuận ròng của Hoa Sen trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 đến dao động từ 500- 600 tỷ đồng, tháng 7 lùi về hơn 300 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch hôm nay (25/8), cổ phiếu HSG tăng điểm mạnh mẽ, cùng với cổ phiếu thép dẫn dắt thị trường. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, nửa cuối của năm 2021, Trung Quốc bắt đầu giảm mức độ kích thích kinh tế sẽ tiếp tục kiềm hãm đà tăng giá thép toàn cầu. Ngoài ra, mặc dù giá thép cao mang lại lợi ích đáng kể cho các nhà sản xuất thép trong ngắn hạn, nhưng đồng thời tạo ra áp lực kinh tế đối với nhiều ngành công nghiệp hạ nguồn (xây dựng, chế tạo máy móc và bất động sản...) và kế hoạch đầu tư công. Tình hình này sẽ dẫn đến nhu cầu thép giảm và cuối cùng sẽ tự cân bằng cho sự gia tăng bất thường của giá cả.
Công ty Chứng khoán VCSC cho rằng, biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm 2021 từ mức cao trong 6 tháng đầu năm 2021

-
Sau nhiều lần đấu giá bất thành, Vinacomin tiếp tục thoái vốn tại Vicosa -
Kinh Bắc ấn định giá chào bán 250 triệu cổ phiếu thấp hơn 6,8% giá thị trường -
Hancorp mở rộng dự án trong lúc dòng tiền vẫn căng thẳng -
Lãnh đạo DIC Corp từ nhiệm sau hai tháng bổ nhiệm để quay lại công việc chuyên môn -
“Bẻ lái” sang gia công gạo, TCO có gì để đặt mục tiêu vào Top 5 ngành? -
Minco và kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng -
Cảng Sài Gòn muốn bán toàn bộ hơn 5,15 triệu cổ phiếu Ngân hàng Hàng hải Việt Nam
-
Doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards: Chọn công nghệ để kiến tạo thị trường bất động sản bền vững
-
PPL vận chuyển và hạ thủy thành công trạm biến áp ngoài khơi nặng kỷ lục gần 4.000 tấn
-
Meey Group “ẵm” liền 2 giải tại I4.0 Awards lần thứ tư
-
Tasco bầu Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu