-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, việc giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu.
Bộ Y tế cho biết sẽ thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng. Ảnh: Zing.vn |
Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về điều trị, đảm bảo để các trường hợp mắc Covid-19 được tiếp cận, chăm sóc điều trị một cách tốt nhất.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần.
Thuốc triển vọng được sử dụng trong chương trình là Molnupiravir - một trong những thuốc kháng virus giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người nhiễm.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir tại Mỹ, Ấn Độ đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, tử vong và giảm khả năng lây lan là một trong những ưu tiên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch Covid-19.
Trên cơ sở trao đổi và thống nhất với TP.HCM, Bộ Y tế và Tập đoàn Vingroup sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng với mô hình 3 tại chỗ: xét nghiệm tại chỗ, điều trị tại chỗ và an sinh tại chỗ.
Chương trình được bắt đầu triển khai thí điểm tại TP.HCM từ 16/8/2021, với 3 hoạt động chính: Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng; Cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch COVID-19 và cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.
Cùng với đó là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế đối với các F0 để bệnh nhân tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với các cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.
Việc cung cấp và sử dụng thuốc trong chương trình được tư vấn, hướng dẫn, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, ghi nhận và đánh giá bởi các chuyên gia, cán bộ y tế.
Để đảm bảo việc triển khai chương trình an toàn, hiệu quả, Hội đồng đạo đức y sinh học đã thống nhất triển khai đánh giá tại cơ sở y tế trong thời gian từ 16/8 - 22/8 trước khi triển khai thí điểm tại cộng đồng.
Đối với nội dung nghiên cứu thử nghiệm, đánh giá tại cơ sở y tế, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Phổi Trung ương làm đầu mối phối hợp với các cơ sở khẩn trương triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1,2,3 trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ và vừa.
Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu tại cơ sở y tế, Bộ Y tế giao cho Đại học Y dược TP.HCM và Trường Đại học Y tế công cộng trực tiếp triển khai chương trình thí điểm tại cộng đồng.
Những trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng, thông qua cuộc gọi được lập trình sẽ được lấy phiếu chấp thuận tự nguyện tham gia chương trình (e-consent), được theo dõi hàng ngày việc dùng thuốc, tình trạng sức khỏe và các tác dụng phụ có thể có, bằng cách sử dụng Nhật ký bệnh nhân điện tử (qua cuộc gọi được lập trình từ hệ thống do Bộ Y tế quản lý).
Dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dược phẩm tiếp xúc, đàm phán với các đối tác có bản quyền để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc Molnupiravir và đề nghị MERCK và các hãng dược phẩm khác khẩn trương nộp hồ sơ về Bộ Y tế để xem xét, cấp phép sử dụng thuốc điều trị Covid-19 trong điều kiện khẩn cấp.
Bộ Y tế đồng thời tiếp tục thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa các thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng và thuốc Remdesivir về Việt Nam để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân.
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, đến sáng 14/8, tổng số ca tử vong do Covid-19 ở nước ta là 5.088 ca, xếp thứ 69/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 52 người tử vong do Covid-19).
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, có 3 nguyên nhân khiến số lượng F0 tại TP.HCM tăng mỗi ngày. Đầu tiên, do quá tải số lượng bệnh nhân, lần đầu tiên thành phố tiếp nhận một lượng F0 lớn như vậy.
Bên cạnh đó, do đặc tính của chủng Delta vừa lây lan nhanh vừa diễn biến nhanh, nhiều trường hợp trở nặng rất nhanh.
Ngoài ra, thứ ba, do điều kiện chuẩn bị về trang thiết bị và con người tại một số đơn vị chưa thật sự đầy đủ nên người bệnh chưa được chăm sóc, điều trị với những điều kiện tốt nhất.
Về chiến lược giảm tỉ lệ F0 tử vong, Thứ trưởng Sơn cho rằng cần triển khai đồng loạt nhiều giải pháp, gồm: tăng cường nhân lực, nguồn lực, tăng cơ sở thu dung điều trị, phân tuyến điều trị, tăng cường theo dõi, điều trị tại nhà, tổ chức các đội phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời, yêu cầu tất cả cơ sở y tế phải mở cửa tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu.
Liên quan đến điều trị bệnh nhân Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết qua phân tích dịch tễ khoảng 80% ca mắc không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, còn lại 20% là những người có biểu hiện vừa, trung bình, trong số này có 5% chuyển biến nặng và 0,5 - 1% diễn tiến rất nặng.
Để thích ứng với tình hình mới, trong hơn 3 tháng qua, Bộ Y tế liên tục cập nhật các chiến lược điều trị mới, bổ sung nhiều loại thuốc vào phác đồ.
Cụ thể, trước đây khi số lượng bệnh nhân ít, điều trị bệnh nhân Covid-19 được phân 3 tuyến: Nặng điều trị ở tuyến trung ương, trung bình ở bệnh viện tỉnh và nhẹ ở bệnh viện huyện. Sang giai đoạn hiện nay, Bộ Y đã xây dựng tháp điều trị mới nhằm giảm tỉ lệ tử vong xuống mức thấp nhất.
Hiện Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các bệnh viện trên toàn quốc không phân biệt công, tư đều phải chuẩn bị sẵn sàng ít nhất 40% giường bệnh để tiếp đón bệnh nhân khi dịch Covid-19 lan rộng, song song điều trị các bệnh thông thường khác.
"Đây là một trong những chính sách nhằm đảm bảo người bệnh ở tất cả các tuyến khi nhiễm bệnh đều được tiếp cận từ tuyến y tế cơ sở đến các tuyến cao hơn", ông Khuê nhấn mạnh.
Để nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân nặng, sắp tới Bộ Y tế sẽ cho xây dựng thêm các trung tâm hồi sức tích cực, nâng từ 12 lên 30 trung tâm trên toàn quốc, đảm bảo 2-3 tỉnh có một trung tâm. Nơi đây sẽ tập trung thầy thuốc giỏi, máy móc tốt, thực hiện được các kĩ thuật cao nhất.
Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh cũng lưu ý, các gia đình, cơ sở y tế cần quan tâm đến tâm lý của người bệnh. Đây là vấn đề chưa được quan tâm thích đáng, nếu tâm lý không ổn định dễ chuyển nặng, đặc biệt ở nhóm trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"