
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng
![]() |
Việc “lướt sóng” cổ phiếu quỹ có thể xem là “đòn” phòng thủ cho nhiều doanh nghiệp |
Lãi đậm nhờ “mua đáy, bán đỉnh”
Năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã chi tiền mua cổ phiếu quỹ khi giá cổ phiếu lao dốc do Covid-19 bùng phát. Đến nay, thị trường chứng khoán liên tục thăng hoa, giá cổ phiếu đạt đỉnh cao, khiến nhiều doanh nghiệp quyết định bán cổ phiếu để lấy tiền bổ sung vốn lưu động.
Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, mã GEX) vừa thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ. Cụ thể, Gelex dự kiến đưa gần 6,3 triệu cổ phiếu quỹ ra bán để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong quý II/2021. Đây là toàn bộ số cổ phiếu quỹ mà Gelex đang sở hữu.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Gelex thể hiện, số cổ phiếu quỹ này có giá trị gần 103 tỷ đồng, tương ứng giá trị trung bình 16.414 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, trong giai đoạn từ 23/4 đến ngày 22/5/2020, Gelex đã mua được gần 18,3 triệu cổ phiếu quỹ trên tổng số 29 triệu cổ phiếu đăng ký mua vào, với giá mua bình quân 16.414 đồng/cổ phiếu. Đến cuối năm 2020, Gelex đưa 12 triệu cổ phiếu quỹ ra bán cho người lao động nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và khích lệ tinh thần làm việc của người lao động với giá bán 12.000 đồng/cổ phiếu.
Với giá đóng cửa phiên ngày 3/3 là 22.750 đồng, mỗi cổ phiếu quỹ mà Gelex nắm giữ có lãi 39%.
Với Công ty cổ phần Chứng khoán VnDirect (mã VND), mặc dù đang giữ 11,9 triệu cổ phiếu quỹ, nhưng VnDirect có kế hoạch mang 6 triệu cổ phiếu quỹ ra bán, thời gian giao dịch từ ngày 22/2 đến 22/3/3021.
Trong đợt mua lại gần nhất, từ ngày 14/11 đến 12/12/2020, VnDirect chỉ mua được hơn 7,9 triệu cổ phiếu trên tổng số 10 triệu cổ phiếu đăng ký, với giá mua vào bình quân 19.186 đồng/cổ phiếu.
Với giá giao dịch những phiên gần đây đạt quanh ngưỡng 29.000 đồng/cổ phiếu, tạm tính với thị giá này, nếu bán hết 6 triệu cổ phiếu quỹ, VnDirect sẽ thu về khoảng 174 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp khác cũng sẽ “chốt lời” cổ phiếu quỹ trong tháng 3 là Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã NLG). Theo đó, Nam Long sẽ đưa toàn bộ 10 triệu cổ phiếu quỹ ra bán, giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 9/3 đến ngày 7/4/2021.
10 triệu cổ phiếu này được Nam Long mua vào từ tháng 4/2020, khi giá cổ phiếu giảm sâu do ảnh hưởng của Covid-19. Sau 1 năm nắm giữ, cổ phiếu NLG đang tăng mạnh về vùng đỉnh, hiện giao dịch quanh mức 36.200 đồng/cổ phiếu.
Bổ sung dòng tiền kinh doanh
Cũng như nhiều công cụ tài chính khác, mua cổ phiếu quỹ có cả mặt lợi và mặt hại.
Trong ngắn hạn, việc mua lại cổ phiếu quỹ có thể tác động tích cực đến giá cổ phiếu, làm cơ cấu cổ đông cô đặc hơn, qua đó làm giảm khả năng pha loãng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và có thể hưởng lợi từ thuế so với các hình thức phân phối lợi nhuận khác.
Tuy nhiên, ở góc độ tài chính, hoạt động này sẽ lấy đi của doanh nghiệp lượng tiền mặt đáng kể, có thể làm cắt giảm phần đầu tư cho các dự án mới. Bên cạnh đó, việc mua lại cổ phiếu quỹ có thể gia tăng rủi ro do tăng hệ số nợ/vốn chủ sở hữu.
Dẫu vậy, đối với trường hợp các doanh nghiệp kể trên, việc “lướt sóng” cổ phiếu quỹ có thể xem là “đòn” phòng thủ trong bối cảnh dịch bệnh năm vừa qua, nhờ đó đem lại những lợi ích không nhỏ khi thị trường chứng khoán khởi sắc.
Theo các chuyên gia phân tích, không ai có thể hiểu doanh nghiệp hơn chính lãnh đạo doanh nghiệp. Việc tự đầu tư cổ phiếu của chính mình được đánh giá là an toàn hơn nhiều so với đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác.
Việc mua vào cổ phiếu quỹ cũng cho thấy sự tự tin của ban lãnh đạo về giá trị doanh nghiệp trong dài hạn. Ðộng thái này kích thích niềm tin và từ đó kích thích dòng tiền đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long cho biết, việc bán ra lượng cổ phiếu quỹ nói trên nhằm tài trợ vốn lưu động và mở rộng quỹ đất cho doanh nghiệp. Trong khi đó, động thái bán ra cổ phiếu quỹ của VnDirect, bên cạnh góp phần tăng số cổ phiếu lưu hành, còn giúp doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn.
Đối với trường hợp của Gelex, một thông tin mang tính hỗ trợ cho động thái “chốt lời” cổ phiếu quỹ vừa được Gelex công bố cho biết, HĐQT của Gelex đã thông qua phương án mua thêm cổ phiếu Tổng công ty Viglacera - CTCP để sở hữu chi phối doanh nghiệp này. Nếu việc hợp nhất diễn ra thành công trong năm 2021, ban lãnh đạo Gelex dự kiến Công ty sẽ đạt tổng doanh thu 32.000 - 33.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.700 - 1.900 tỷ đồng, gấp đôi so với thực hiện 2020.

-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn