-
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác
Theo bà Hoàng Kim Anh, Bí thư thứ ba Đại sứ quán Việt Nam tại Panama, qua tiếp xúc, 4 thuyền viên này cho biết, cuộc sống trên tàu quá vất vả và phải đi biển quá lâu, trong đó có người lênh đênh trên biển suốt 14 tháng trời, nên không chịu nổi và muốn trở về Việt Nam.
Các thuyền viên Việt Nam giao chứng minh nhân dân cho viên chức SENAN kiểm tra - Ảnh: SENAN |
Khi tàu đang từ Đại Tây Dương băng qua kênh đào Panama, 4 thuyền viên ôm phao nhảy khỏi tàu rồi bơi đến ôm cột phao hoa tiêu cho tới sáng 15/8. Thấy ca nô của hải quân Panama đi tuần, các thuyền viên chủ động gọi và được cứu.
Ngày 19/8, cả 4 thuyền viên đã được nhập cảnh về nước. Trao đổi với báo chí sau đó, các lao động này cho biết thêm, không chỉ điều kiện làm việc khắc nghiệt, phải làm việc 17 - 18 tiếng một ngày, bị chủ tàu quản chặt như nô lệ, mà thức ăn cũng chỉ là cá làm mồi câu cá ngừ.
Một số ý kiến cho rằng, không loại trừ khả năng các lao động này nhảy tàu vì muốn trốn ở lại Panama làm việc trái phép. Thực hư trong câu chuyện kể của 4 lao động này như thế nào hiện đang chờ các cơ quan chức năng điều tra, xác minh kết luận từ cả hai phía.
Tuy nhiên, dù kết quả điều tra như thế nào đi nữa, thì một điều chắc chắn là, thị trường lao động Đài Loan khá phức tạp, chứ không chỉ đơn giản như những gì mà các công ty xuất khẩu lao động luôn “tô vẽ” với người lao động. Không chỉ bây giờ, mà từ nhiều năm trước, đã từng có khá nhiều thông tin về tình trạng lao động Việt Nam tại Đài Loan bị ngược đãi. Thế nên, dù vẫn là thị trường trọng điểm tiếp nhận lượng lớn lao động Việt Nam, nhưng tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam tại đây cũng không hề thấp.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 7 tháng đầu năm nay, Đài Loan là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với hơn 23.000 người. Theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, tiềm năng và nhu cầu của thị trường lao động này là rất lớn. Tuy nhiên, tại thị trường này đã nảy sinh không ít bất cập ở cả 3 bên: doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam, chủ sử dụng Đài Loan và người lao động.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho biết, trong khi lao động thiếu ý thức, thì chủ sử dụng và các công ty dịch vụ, môi giới ở Việt Nam lại “lập lờ đánh lận”, tô vẽ ra “thiên đường” về thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài, khiến lao động ảo tưởng. Sang đến nơi, sự thật không như mong đợi, nhiều lao động chán nản và bỏ trốn.
Phía Đài Loan cho rằng, nguyên nhân của việc bỏ trốn là do lao động phải chịu mức chi phí quá cao để được sang Đài Loan làm việc, đặc biệt là khoản chênh lệch tiền môi giới. Theo số liệu điều tra thực tế của Ủy ban Lao động Đài Loan đối với lao động các nước nhập cảnh tại sân bay trong năm 2010 và năm 2011, mức phí của người lao động Việt Nam là 5.600 - 6.000 USD, một số lao động bị thu đến 6.500 - 7.000 USD/người.
Một vị phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, nơi có số lượng lao động đi làm việc ở Đài Loan khá lớn thì cho rằng, hiện có quá nhiều chi nhánh, trung tâm, cơ sở, đầu mối… do doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động lập ra và khoán gọn, nên không kiểm soát và quản lý được. Trong khi đó, nhân viên, cán bộ tạo nguồn của doanh nghiệp, đặc biệt là tại các chi nhánh lại thường xuyên “tô vẽ” nhằm mục đích thu hút được lao động. Đó là chưa kể, phần lớn doanh nghiệp sau khi đưa lao động ra nước ngoài làm việc đã không còn quan tâm đến lao động nữa, không có văn phòng đại diện tại lãnh thổ có lao động mình cư trú.
Phan Long
-
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hai kịch bản tăng trưởng của VEPR, một trong số đó quý IV sẽ đi ngang -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai
-
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Nâng chế độ bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản)
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm