
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025 -
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
![]() |
Quỹ đầu tư tư nhân CD&R (Mỹ) vừa giành được hợp đồng 9,5 tỷ USD để mua lại hệ thống siêu thị Morrisons tại Vương quốc Anh. Ảnh: AFP |
Theo dữ liệu của Refinitiv, giá trị các thương vụ M&A toàn cầu từ đầu năm đến nay đã vượt mức 4.300 tỷ USD, tiến gần đến mức kỷ lục 4.800 tỷ USD được thiết lập vào năm 2015.
Diễn biến này đánh dấu bước nhảy vọt của thị trường M&A năm nay, so với con số 3.600 tỷ USD trong năm 2020. Theo ông Stephen Bates, Trưởng bộ phận giao dịch KPMG tại Singapore, "năng lượng dồn nén" từ việc huy động vốn diễn ra sôi nổi trước đại dịch, đến nay vẫn không có dấu hiệu chững lại.
Chuyên gia này đánh giá, thị trường M&A lúc này đang tăng tốc toàn phần. "Có rất nhiều năng lượng dồn nén từ việc huy động vốn [trong năm 2018 và 2019] nhưng điều này đã không diễn ra vào năm 2020. Do vậy, nguồn vốn 'lương khô' đó hiện đang được triển khai", ông Stephen Bates nói thêm.
Xét về lĩnh vực, công nghệ, dịch vụ tài chính (fintech), công nghiệp, và năng lượng chiếm phần lớn các thương vụ M&A trong năm nay và chủ yếu được dẫn dắt bởi các công ty, nguồn vốn tư nhân, và công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC).
SPAC là mô hình đã trở nên phổ biến. Loại hình công ty này không thực hiện hoạt động thương mại, mà được thành lập chỉ để huy động vốn từ các nhà đầu tư với mục đích mua lại một hoặc nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Họ huy động vốn trong một đợt phát hành lần đầu ra công chúng và sử dụng nguồn tiền đó để sáp nhập với một công ty tư nhân và niêm yết công khai.
Ông Stephen Bates cho biết Mỹ vẫn chiếm phần lớn các giao dịch M&A trong năm nay, mặc dù thị trường châu Âu đã ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất ở mức 50% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các thương vụ M&A ở châu Á cũng tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãi suất thấp và tăng trưởng trì trệ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng thay thế và M&A nổi lên như một xung lực mạnh từ đầu năm nay.
Kết quả cuộc khảo sát của KPMG hồi tháng 9 cho thấy, 8/10 (khoảng 86%) CEO chung nhận định rằng "tăng trưởng vô cơ" (inorganic growth) sẽ là nguồn tăng trưởng chính của họ trong 3 năm tới. Thuật ngữ "tăng trưởng vô cơ" bao gồm các hoạt động: M&A, liên doanh và liên minh chiến lược.
"Chúng ta đang ở trong một môi trường tăng trưởng khá thấp và điều đó có nghĩa là các CEO đang tìm kiếm các thị trường khác để phát triển sản phẩm, thị trường, và năng lực", ông Stephen Bates nhận xét.
Ông Bates dự đoán, xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm nay, khi các giao dịch M&A đạt mức gần 6.000 tỷ USD và có thể thời điểm sẽ dịch sang đầu năm 2022.
"Với việc lãi suất tiếp tục ở mức thấp, tâm lý tích cực vẫn được duy trì... Đà tăng đó [sẽ] tiếp tục. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy dòng chảy đó vào quý I của năm tới", ông Stephen Bates nhận định.

-
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn