-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
CDC Hà Nội vừa có thông báo tìm người trên địa bàn Hà Nội đã đi trên chuyến bay VN220 ngày 30/5/2021 từ TP.HCM đến Hà Nội hạ cánh tại sân bay Nội Bài khoảng 22 giờ 10 phút (đặc biệt hành khách ngồi trên hàng ghế từ 33 đến 37).
Sáng 4/6 thông tin từ Bộ Y tế cho biết đã phát hiện 52 ca mắc mới tại các ổ dịch |
Theo CDC Hà Nội, người đã đi trên chuyến bay trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế, Trung tâm y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 0969.082.115/0949.396.115.
Ngày 3/6 trên địa bàn phường Phúc La, quận Hà Đông đã xác định một trường hợp dương tính với Sars-Cov-2 từ TP.HCM trở về.
Trong thời gian ở TP.HCM, bệnh nhân có đến làm việc tại Công ty cổ phần Bất động sản Cent Group địa chỉ 326 Võ Văn Kiệt, phường Cổ Giang, Quận 1 (hiện tại công ty đã xác minh được 3 F0, trong đó có 1 F0 liên quan đến chùm ca bệnh Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng).
Sơ bộ điều tra được 6 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân bao gồm 5 người trong gia đình và 1 lái xe. Hiện tại, CDC Hà Nội cùng với Trung tâm y tế quận Hà Đông đang tiếp tục điều tra xác minh các trường hợp người tiếp xúc gần để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và cách ly.
Tại TP.HCM, dịch diễn biến phức tạp lại liên quan nhóm tôn giáo nên lan khắp nơi. 20/22 quận, huyện đều có ca mắc. Thậm chí, các ca liên quan còn lan sang nhiều tỉnh khác, chưa biết sẽ đi đến đâu, bao nhiêu người nên rất phức tạp.
Trên phạm vi cả nước, sáng 4/6 thông tin từ Bộ Y tế cho biết đã phát hiện 52 ca mắc mới được ghi nhận tại Bắc Giang (35), Bắc Ninh (14), Hà Nội (2) và Thái Bình (1).
Bắc Giang vẫn là tỉnh ghi nhận số lượng ca mắc lớn nhất với 35 trường hợp tại khu cách ly và khu vực phong tỏa, liên quan công nhân làm việc tại khu công nghiệp.
Trong 14 ca mắc mới tại Bắc Ninh, 6 người liên quan ổ dịch Khắc Niệm, 3 trường hợp từ khu công nghiệp Quế Võ, 2 bệnh nhân liên quan Thuận Thành. Ba người còn lại đang tiếp tục được điều tra dịch tễ.
Tại Thái Bình, bệnh nhân mới là nữ, 75 tuổi, trú tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Người này liên quan ổ dịch cũ và đã được cách ly tập trung từ trước.
Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 6.577 ca ghi nhận trong nước và 1.538 trường hợp nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 5.007.
Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 4.955 ca mắc Covid-19 trong nước tại 37 tỉnh, thành phố.
Tính đến 16h ngày 3/6, nước ta đã tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh, thành với 1.156.056 liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin là 31.551.
Với quan tâm của nhiều người về đối tượng được thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Công văn 1537/BHXH-CSYT hướng dẫn thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ bảo hiểm y tế.
Theo đó, đối tượng thanh toán BHYT, các trường hợp đến khám và người bệnh điều trị nội trú có biểu hiện nghi ngờ được cơ sở khám, chữa bệnh là: Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác.
Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
Trường hợp xét nghiệm Covid-19 dương tính, người bệnh áp dụng biện pháp cách ly y tế: thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định.
Trường hợp xét nghiệm Covid-19 âm tính, thực hiện thanh toán chi phí khám chưa bệnh theo quy định. Giá thanh toán dịch vụ xét nghiệm vi khuẩn/virus/vi nấm/ký sinh trùng Real-time PCR là 734.000 đồng/một mẫu xét nghiệm.
Đối với các cơ sở KCB BHYT phải chuyển mẫu bệnh phẩm cho cơ sở khám chữa bệnh. Đối với mẫu gộp, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 4356/BYT-KHTC .
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, cơ quan này sẽ không thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với các trường hợp đã được các nguồn khác chi trả. Các cơ sở thực hiện xét nghiệm Covid-19 tổ chức đấu thầu mua sắm hóa chất, vật tư y tế theo các quy định hiện hành hoặc theo hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc Ủy ban phòng, chống Covid-19 trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả