-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Covivac là vắc-xin do Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế IVAC (thuộc Bộ Y tế) nghiên cứu, phát triển. Đây là vắc-xin phòng Covid-19 thứ 2 ở Việt Nam được Bộ Y tế cho phép tiêm thử nghiệm trên người (sau vắc-xin Nanocovax của Công ty Nanogen).
Covivac là vắc-xin do Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế IVAC (thuộc Bộ Y tế) nghiên cứu, phát triển. |
Ở giai đoạn 1, vắc-xin Covivac được tiêm thử nghiệm cho 100 tình nguyện viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngày 18/8, vắc-xin này chính thức bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.
PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho biết, quá trình tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 vắc-xin Covivac tại Thái Bình được thực hiện với 375 tình nguyện viên chia làm 3 nhóm tuổi, gồm từ 18 đến 39 tuổi; 40 đến 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên;
Trong đó, triển khai tiêm 3 nhóm khác nhau: nhóm 1 tiêm mức liều 3 microgam, nhóm 2 tiêm mức liều 6 microgam và nhóm 3 tiêm vắc-xin đối chứng là AstraZeneca (mỗi nhóm 125 người).
Dự kiến, ngày 23/8 sẽ hoàn thành việc tiêm thử nghiệm mũi 1 vắc-xin Covivac và tiếp tục triển khai tiêm mũi 2 sau mũi tiêm đầu tiên 28 ngày.
Sau khi tiêm, các tình nguyện viên tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà và lấy mẫu máu 3 lần vào các mốc thời điểm, trước khi tiêm vắc-xin, 14 ngày và 6 tháng sau tiêm lần 2, nhằm đo lường lượng kháng thể sản sinh trong máu chống lại virus SARS-CoV-2, từ đó xác định tính hiệu quả của vắc-xin.
Theo TS. Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế IVAC (Bộ Y tế), trong giai đoạn 2 này, thay vì sử dụng giả dược để tiêm cho nhóm đối chứng như giai đoạn 1 thì nhóm nghiên cứu đã thay bằng tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Mục đích của việc này nhằm mục đích đối chứng tính sinh miễn dịch của 2 loại vắc-xin. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ gửi mẫu sang Canada để đánh giá hiệu quả của vắc-xin Covivac.
Quá trình lựa chọn tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc-xin Covivac được thực hiện kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí: Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, không có bệnh cấp tính nghiêm trọng, không có bệnh mãn tính chưa được kiểm soát trong vòng 90 ngày, cân nặng và chiều cao phù hợp, cư trú trong khu vực nghiên cứu và đồng ý tham gia tất cả các lần khám nghiên cứu.
Nếu là nữ có khả năng mang thai, tình nguyện viên phải đồng ý sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 28 ngày sau khi tiêm mũi 2.
Công tác phục vụ tiêm thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Covivac được tỉnh Thái Bình chuẩn bị chu đáo, nghiêm ngặt như tại các điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 khác. Huyện Vũ Thư đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan đưa đón tình nguyện viên từ địa phương đến Trung tâm Y tế huyện.
Các hoạt động khám sàng lọc, lấy mẫu, tiêm vắc-xin, theo dõi an toàn sau tiêm được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư.
Liên quan tới thử nghiệm vắc-xin Covivac, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1404/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vắc-xin Covivac do Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế sản xuất.
Để đẩy nhanh tốc độ sản xuất các loại vắc-xin trong nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương ban hành thông tư về cấp giấy lưu hành thuốc và vắc-xin sản xuất trong nước.
Đơn vị cấp phép thuộc Bộ Y tế phải kịp thời hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp và từng hồ sơ cấp phép để bảo đảm tiến độ cấp phép nhanh nhất có thể.
Sau khi thông tư được ban hành, Bộ Y tế phải khẩn trương xem xét cấp phép ngay khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định về cấp phép/ giấy đăng ký lưu hành thuốc và vắc-xin sản xuất trong nước và phải được tiếp tục theo dõi theo quy định tại Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ.
Theo yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ, các cơ sở phải chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện nhất có thể để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất thuốc, vắc-xin, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
-
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024