
-
Khởi công xây dựng dự án cung cấp suất ăn đầu tiên tại Sân bay Long Thành
-
Ninh Thuận khởi động lại phát triển dự án điện LNG Cà Ná
-
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
PV Gas đề xuất phương án cung cấp khí LNG cho nhiệt điện và các khu công nghiệp tại Thái Bình
-
Thu hút đầu tư vào TP.HCM khởi sắc trở lại -
Xu hướng phát triển khu công nghiệp thế hệ mới
![]() |
Vị trí xây dựng cầu Ngọc Hồi (ảnh: internet). |
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch UBND TP Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu kết nối TP. Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, tổng hợp, nghiên cứu đề nghị của UBND TP. Hà Nội, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước ngày 28/2/2025.
Trước đó, vào đầu tháng 2/2025, UBND TP. Hà Nội đã có công văn số 326/UBND – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu kết nối TP.Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội đề nghị người đứng đầu Chính phủ quyết định giao UBND TP.Hà Nội là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu theo quy định của Luật Đầu tư công ngày 29/11/2024.
UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương bố trí ngân sách Trung ương hỗ trợ tối thiểu 50% tổng mức đầu tư Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu chính và đường đầu cầu trong Dự án tổng thể đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
TP. Hà Nội và tỉnh Hưng Yên sẽ chịu trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đầu tư xây dựng đường song hành và phần còn lại của Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu chính và 2 đường đầu cầu.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu có điểm đầu tại huyện Thanh Trì, Hà Nội (Km0+00), kết nối với điểm cuối Dự án đường vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cách cao tốc khoảng 360 m về phía đê Hữu Hồng; điểm cuối tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Km7+500), kết nối với đường Vành đai 3,5 trên địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cách đê Tả Hồng 700 m về phía cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Tổng chiều dài phạm vi nghiên cứu của Dự án khoảng 7,5 km, trong đó chiều dài tuyến phía Hà Nội khoảng 5,4 km; phía Hưng Yên khoảng 2,1 km. Chiều dài cầu chính vượt sông Hồng và cầu dẫn dài 7,2 km, chiều rộng 33 m; đường đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300 m, chiều rộng 60 m.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 11.770 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP. Hà Nội và ngân sách Trung ương. Dự án được chia thành 6 dự án thành phần, trong đó Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư lên tới 10.198 tỷ đồng.
-
Gold6789 17:57 | 25-02-2025Xã hội giờ phát triển nhanh quá ạ1 thích
-
Xu hướng phát triển khu công nghiệp thế hệ mới -
Cần Thơ khởi công, khánh thành 4 công trình, dự án chào mừng 50 năm thống nhất đất nước -
Hải Phòng, Hải Dương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp, khu công nghiệp -
Nhà ga hành khách T3 - Sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên -
Đề xuất xây tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh vận tốc 300 km/h -
Quảng Ngãi dự kiến lấn biển hơn 127 ha tạo quỹ đất mới làm Sân bay Lý Sơn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ, phục hồi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép