
-
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An
-
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
-
Quy định 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công
-
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình
-
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng -
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, đã có một số đối tác đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các khu công nghiệp - khu kinh tế tỉnh như Công ty CP Hàng hải Vsico, Công ty CP Vicofrit, Công ty CP ICID Chân Mây (thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thủy), Công ty CP Đầu tư Hạ tầng KCN Bảo Minh, Công ty CP XD 873, Tập đoàn Western Facific, Công ty cổ phần Kính CFG…
![]() |
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Thừa Thiên Huế. |
Cũng trong 6 tháng, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án, diện tích sử dụng đất 501 ha; trong đó, có 2 dự án tại địa bàn KCN Phú Bài, diện tích sử dụng đất khoảng 496 ha.
Đến nay, trên địa bàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh có 197 doanh nghiệp đang hoạt động; có 153 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó, có 34 dự án vốn FDI và 119 dự án đầu tư trong nước. Một số dự án lớn đang được thực hiện theo từng giai đoạn đã đề ra.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm phòng, chống dịch Covid-19, Ban Quản lý đã tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp trên địa bàn về các văn bản, hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh trong phòng, chống dịch Covid-19; chủ động xây dựng phương án mẫu về phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Ban Quản lý đã đôn đốc các doanh nghiệp hướng dẫn người lao động sử dụng phần mềm khai báo y tế, kiểm tra, đốc thúc các doanh nghiệp triển khai xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc…
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, trong bối cảnh hiện nay, UBND tỉnh đã yêu cầu Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh chú trọng nâng cao năng lực, đổi mới sáng tạo trong thực thi công việc. Nhất là phải tập trung cao độ, làm có mục tiêu, có trọng điểm và mang lại kết quả cụ thể.
Đặc biệt là tập trung đẩy mạnh thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, tạo sức lan tỏa, thu hút các dịch vụ hỗ trợ du lịch, dự án công nghiệp hỗ trợ, đẩy nhanh công tác hoàn thiện hạ tầng. Hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả cho các nhà đầu tư đang triển khai dự án, các nhà đầu tư đang sản xuất kinh doanh nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, về lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo hướng bền vững, để trở thành trung tâm giao thương quốc tế, là khu kinh tế động lực quan trọng gắn kết với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng Quốc tế cao cấp xứng tầm với vịnh đẹp Lăng Cô.

-
Thành phố Hải Dương tạm dừng triển khai 14 dự án đầu tư công -
Giảm thiểu rủi ro để nền kinh tế có thể bứt tốc -
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng -
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong -
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427 -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City