
-
Thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo RCEP
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào năng lượng, hạ tầng
-
“Đốt tiền” quảng cáo không còn là chiến lược hiệu quả
-
Án Độ rà soát lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ của Việt Nam
-
11 tháng năm 2023, TKV đạt doanh thu 153.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.500 tỷ đồng -
Tàu bay mang biểu tượng du lịch TP.HCM đáp xuống Điện Biên
![]() |
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ngày 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn tầm nhìn và đối thoại PPP ngành hàng chăn nuôi: Thách thức và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa và sản phẩm sữa.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành sữa đạt 109.000 tỷ đồng (khoảng 4.781 triệu USD). Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa. Nhiều chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng trong chăn nuôi bò sữa đã được hình thành và phát triển hiệu quả. Tỷ lệ liên kết chuỗi trong chăn nuôi bò sữa chiếm gần 100%, cao nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa cũng là một trong những lĩnh vực có tiềm năng thu hút đầu tư lớn nhất của ngành nông nghiệp. Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam được người tiêu dùng trong nước và nhiều nước trong khu vực tin dùng, nhất là thị trường Trung Quốc và các nước Trung Đông.
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo ra những cơ hội cho ngành chăn nuôi tiếp cận công nghệ giống mới, sản phẩm mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến. Các Hiệp định song phương, đa phương, Hiệp định thương mại tự do có tác động mạnh đến khả năng sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi….
Bên cạnh những thuận lợi, ngành chăn nuôi cũng như ngành sữa còn gặp phải những khó khăn và thách thức đang hạn chế tiềm năng phát triển của ngành.
Cụ thể, Việt Nam hiện có 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cung ứng một nửa sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng thịt, sữa và sản phẩm sữa khá cao để phục vụ tiêu dùng trong nước; năng suất chăn nuôi trong nước có xu hướng giảm, giá thành vẫn còn cao; chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm; giá trị xuất khẩu thấp khiến ngành chăn nuôi thiếu đi động lực để phát triển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Một trong những giải pháp then chốt đó là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với 8 nhóm ngành hàng gồm: cà phê; chè; hồ tiêu; rau quả; gạo; thủy sản; hóa chất nông nghiệp và chăn nuôi.
“Nhận thấy chăn nuôi là một ngành quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, tháng 4/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập thêm Nhóm công tác PPP về Chăn nuôi gồm 4 tiểu nhóm: bò sữa, heo, gia cầm, thức ăn chăn nuôi. Nhóm được thành lập với kỳ vọng thúc đẩy thu hút đầu tư vào ngành chăn nuôi, thực hiện tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó tập trung vào phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường đầu tư vào chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng, tính cạnh tranh và an toàn thực phẩm cho ngành chăn nuôi”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Là một đơn vị chuyên trách quản lý ngành chăn nuôi, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, vai trò đảm bảo cho sự thành công của mô hình công - tư trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và sản phẩm sữa phải là doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp quyết định toàn bộ đầu vào cũng như bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi.
“Đặc thù của sản phẩm sữa phải bảo quản, và người chăn nuôi không tự mang ra thị trường bán mà phải qua doanh nghiệp. Trên cơ sở đầu tư theo hình thức công - tư, các đơn vị của Bộ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người chăn nuôi về cơ chế, chính sách và xây dựng các mô hình để nhân rộng thời gian tới”, ông Chinh nói.
Đóng góp ý kiến tại Diễn đàn, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, do hiện nay tại Việt Nam nông hộ chăn nuôi bò sữa hiện vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn và là mắt xích yếu nhất khi ngành chăn nuôi Việt Nam tiến hành hội nhập. Do đó, đề án PPP này sẽ tập trung hướng tới việc hỗ trợ, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực, chuyên môn cho các hộ chăn nuôi bò sữa nhỏ lẻ.

-
Cảng Quốc tế Long An tiếp tục hướng tới phát triển cảng bền vững -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào năng lượng, hạ tầng -
Tập trung kích cầu để hỗ trợ doanh nghiệp -
“Đốt tiền” quảng cáo không còn là chiến lược hiệu quả -
Án Độ rà soát lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ của Việt Nam -
11 tháng năm 2023, TKV đạt doanh thu 153.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.500 tỷ đồng -
Vietjet và Novus Aviation Captial ký kết thoả thuận tài chính tàu bay và hợp tác phát triển nhiên liệu hàng không bền vững
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện
-
Nutifood ký thỏa thuận tài trợ TP.HCM 1.000 tỷ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM