Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 10 tháng 09 năm 2024,
Thu hút FDI là thách thức lớn nhất của Việt Nam năm 2017
Thùy Liên - 14/02/2017 17:03
 
Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Market Intello chỉ ra những thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam năm 2017, nhất là việc thu hút vốn FDI.
Thu hút vốn FDI của Việt Nam thời gian tới có thể gặp khó khăn
Thu hút vốn FDI của Việt Nam thời gian tới có thể gặp khó khăn

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 2/2017 của Market Intello cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2017 đứng trước nhiều rủi ro, thách thức.  

Cụ thể, tương lai của TPP ngày càng mờ mịt khi Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này. Trong khi Úc vẫn khuyến khích việc thực hiện TPP với các thành viên còn lại thì Nhật Bản lại cho rằng TPP không còn ý nghĩa nếu Mỹ không tham gia. Với Việt Nam, sự thất bại của TPP sẽ khiến Việt Nam mất đi cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn bậc nhất và sẽ phải dần chuyển sang ưu tiên đàm phán thương mại song phương, đặc biêt là với các nước châu Á – TBD.

Kinh tế Mỹ phải đứng trưước nhiều rủi ro từ các chính sách tham vọng và gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các sắc lệnh mới của tân Tổng thống Mỹ, nếu được thực thi một cách triệt để bất chấp phản ứng của người dân, doanh nghiệp, chính quyền bang và các nước đối tác, sẽ đem đến nhiều bất ổn.

Chính sự tác động này dẫn tới thách thức lớn nhất của Việt Nam năm 2017, theo Market Intello là thu hút vốn FDI.

Mặc dù trong tháng 1/2017, lượng vốn FDI đăng ký cũng như thực hiện đều tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2016 (vốn đầu tư và thực hiện tăng 23% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2016), song Market Intello cho rằng, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có xu hướng quay trở lại Mỹ và TPP đang rơi vào bế tắc, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút FDI. Do đó, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng 6,7% như kế hoạch, những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư sẽ trở nên vô cùng cần thiết.

Bên cạnh thu hút FDI, theo nhận định của các chuyên gia đến từ Market Intello, xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi các rủi ro quốc tế. Sự kiện Brexit kể từ sau tháng 3/2017 sẽ bắt đầu định hình rõ ràng ảnh hưởng đối với nền kinh tế Eurozone, thị trường xuất khẩu lơn thứ hai của Viêt Nam.

Ngoài ra, định hướng chính sách thương mại không rõ ràng của tổng thống Donald Trump có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thươn mại của các nền kinh tế đang phát triển hiện phụ thuộc nhiều vào xu hướng toàn cầu hóa. Việc nguồn vốn ngoại chững lại trước thông tin TPP không được Mỹ thông qua sẽ khiến xuất khẩu khó tăng trưởng mạnh hơn khi khu vực FDI vẫn là động lực xuất khẩu chính của Việt Nam.

Mặc dù có nhiều thách thức, song theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, Giám đốc điều hành Market Intello, nền kinh tế thế giới tháng 1/2017 cho thấy nhiều dấu hiệu tốt xấu đan xen. Các chính sách mới của Tổng thống Mỹ được đưa ra tương đối bất ngờ và có phần gây xáo tộn chính trị và xã hội trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng củng cố niềm tin vào việc Tổng thống Trump sẽ theo đuối các chính sách kích thích nền kinh tế một cách quyết liệt đúng như lời hứa của ông khi tranh cử.

“Vì vậy, chúng tôi vẫn kỳ vọng kinh tế Mỹ có thể duy trì mức tăng trưởng trên 2%. Các nền kinh tế khác như Eurozone, Trung Quốc và Nhật Bản, với những thông tin tích cực trong tháng vừa qua, được kỳ vọng sẽ cải thiện trong thời gian tới nhưng khó có nhiều đột phá”, ông Minh dự báo.

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhóm chuyên gia nghiên cứu của Market Intello, bao gồm các chuyên gia: Đinh Tuấn Minh, Phan Huy Hoàng, Nguyễn Thế Hoàng vẫn giữ nguyên dự báo cho cả năm 2017 bao gồm tốc độ tăng trưởng 6,3% và lạm phát đạt 4,3-4,5%.

Mặt bằng lãi suất ngang với năm 2016 nhờ tác động kiểm soát lạm phát từ NHNN và Chính phủ. Tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ duy trì ở mức 17-18% do tăng trưởng kinh tế yếu.

Tỷ giá tăng 1,5 - 2%. Triển vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh dưới thời tân Tổng thống Ntx cùng việc Fed tăng lãi suất 3 lần trong năm sẽ khiến đồng USD tăng giá so với đa số các đồng tiền trên thế giới, bao gồm VNĐ.  Tuy nhiên, VNĐ sẽ không mất giá đáng kể nhờ cán cân thương mại tiếp tục cân bằng trong khi cán cân vốn đạt thặng dư và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.

Vốn FDI vào theo kinh doanh đặt cược
Sau nhiều chờ đợi, cuối cùng, nghị định của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đã chính thức được ban hành. Đó là điều mà các nhà đầu tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư