-
Hoàn thiện và thực hiện Đề án Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM -
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 -
Doanh nghiệp Nhật Bản đang dịch chuyển đầu tư từ sản xuất chế tạo sang ngành dịch vụ -
Gần cuối năm, Bình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài 10 triệu USD -
Quảng Nam cần hơn 8.300 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025 -
Xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn vốn đầu tư 7.962 tỷ đồng
Một số nơi “về đích” sớm
Còn khoảng 1,5 tháng nữa mới kết thúc năm 2023, nhưng một số địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã hoàn thành chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp.
Tại đầu tàu kinh tế TP.HCM, năm nay vẫn tiếp tục vắng bóng dự án có vốn đầu tư lớn vào khu công nghiệp. Đây cũng là điều đã được dự báo trước, khi quỹ đất công nghiệp của Thành phố đang ít dần, trong khi quỹ đất công nghiệp mới chưa được đầu tư mở rộng hoặc vướng việc thẩm định giá thuê. Chính vì vậy, năm nay TP.HCM đặt chỉ tiêu thu hút FDI vào các khu công nghiệp khá thấp.
Theo thống kê của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), trong 10 tháng năm 2023, vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đạt gần 950 triệu USD đạt 172 % kế hoạch năm (kế hoạch năm là 550 triệu USD). Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài, trong 10 tháng đạt 184 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
Một địa phương lân cận với TP.HCM là Đồng Nai tính đến hết tháng 9/2023, vốn FDI rót vào các khu công nghiệp tại đây đã vượt 34% kế hoạch năm, với 940 triệu USD.
Có thể thấy, một số địa phương thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp “về đích” sớm là do thiếu quỹ đất công nghiệp để thu hút nhà đầu tư lớn, nên địa phương chỉ đưa ra chỉ tiêu thấp. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư, nên khó tăng thêm vốn.
Chạy đua với thời gian
Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ngoài TP.HCM và Đồng Nai đã hoàn thành chỉ tiêu về thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp, thì Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp đang có xu hướng chững lại.
Tại “thủ phủ” công nghiệp Bình Dương, trong 10 tháng năm 2023 đã thu hút được 1,3 tỷ USD đạt hơn 70% kế hoạch năm. Tuy vậy, từ nay đến cuối năm mục tiêu thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI năm 2023 của Bình Dương vẫn nằm trong tầm tay khi một loạt các tập đoàn lớn đã thông báo sẽ tăng vốn đầu tư vào Bình Dương. Chẳng hạn, Tập đoàn Far Eastern sẽ đầu tư thêm hơn 250 triệu USD để mở rộng nhà máy để nâng số vốn đầu tư tại Bình Dương lên hơn 1 tỷ USD. Một loạt doanh nghiệp FDI khác như Tập đoàn Cheng Loong cũng thông báo mở rộng nhà máy tại Bình Dương (giai đoạn II); Tập đoàn Procter & Gamble (P&G) đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất tại Bến Cát…
Trong khoảng vài năm trở lại đây, vốn FDI vào Bình Dương luôn luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Số liệu thống kê của UBND tỉnh Bình Dương cho thấy, giai đoạn 2020 - 2023, Bình Dương thu hút được 9,56 tỷ USD vốn FDI, vượt chỉ tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2020 - 2025 là hơn 9 tỷ USD. Ước tính đến hết nhiệm kỳ vào năm 2025, Bình Dương có thể thu hút vốn FDI đạt 13,2 tỷ USD.
Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến hết tháng 8/2023, tỉnh mới thu hút được hơn 560 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu, thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2023 có thể chỉ đạt hơn 78% so với kế hoạch đề ra.
Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, nguyên nhân khiến thu hút vốn FDI vào tỉnh không đạt là do biến động về tình hình kinh tế, cộng với việc việc tổ chức đấu giá các khu đất trên địa bàn tỉnh bị chậm, hạ tầng giao thông kết nối chưa hoàn thiện.
Nếu như các địa phương lân cận TP.HCM trông chờ vào vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, thì ngược lại, đầu tàu kinh tế lại kỳ vọng vào vốn FDI ở ngoài khu công nghiệp như lĩnh vực bất động và thương mại dịch vụ. Năm 2023, TP.HCM dự kiến thu hút vốn FDI từ 4,1 - 4,5 tỷ USD, tính đến hết tháng 6/2023 thì Thành phố đã thu hút được 2,8 tỷ USD. Dù số liệu cụ thể đến tháng 10 chưa được công bố, nhưng từ thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, TP.HCM vẫn nằm trong top 5 tỉnh, thành thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong 10 tháng năm 2023, đứng sau Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội.
Thời gian gần đây, với một loạt động thái của các nhà đầu tư Hoa Kỳ và châu Âu đến tìm hiểu môi trường đầu tư và đề xuất dự án tại các tỉnh phía Nam, thu hút FDI được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những năm tới.
-
Quảng Nam cần hơn 8.300 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025 -
Xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn vốn đầu tư 7.962 tỷ đồng -
Năm 2025, TP.HCM dự kiến được bố trí hơn 84.100 tỷ đồng vốn đầu tư công -
TP.HCM khởi công 2 dự án BOT trong năm 2025 -
Đầu tư phát triển giao thông mở đường để Cà Mau cất cánh -
Mệnh lệnh cho đại dự án Sân bay Long Thành -
TP.HCM muốn chi hơn 106 tỷ đồng xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiến
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/12 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
3 Ba điểm tích cực của kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ -
4 Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Rõ thêm lộ trình tái sinh -
5 1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 1: Cấp chồng dự án, doanh nghiệp lâm cảnh khốn cùng
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- MIA Invest và BHS Group chính thức hợp tác phát triển dự án MIA Center Point Đà Nẵng