
-
Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật về biến đổi khí hậu
-
Dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng
-
Nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế
-
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Cẩn trọng với tăng lương tối thiểu vùng -
Hải Phòng sẽ luôn là địa điểm hấp dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư -
Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng duy trì kết quả cao trong cải cách hành chính
![]() |
Để thúc đẩy mô hình cho vay trực tiếp, các chuyên gia tài chính ngân hàng kiến nghị cần sớm tháo gỡ những trói buộc pháp lý và đề ra cơ chế thông thoáng hơn đối với hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. |
Đây là đánh giá của ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội thảo tham vấn về mô hình cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp tổ chức vào sáng 14/1 tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm khoảng 98% trong tổng số 800.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra việc làm chủ yếu, tăng thu nhập cho người lao động, tham gia huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới, sử dụng khoảng 5 triệu lao động và đóng góp vào trên 45% GDP và trên 30% tổng ngân sách nhà nước.
"Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa còn là chủ thể của các phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự hòa nhập của nền kinh tế, tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu", Thứ trưởng Trần Duy Đông nhận định.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều cơ chế chính sách để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa từ khu vực tư nhân, thông qua việc ban hành và sửa đổi các luật: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và đặc biệt Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2018… đã tạo bước tiến quan trọng trong công tác hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, với hàng loạt hỗ trợ như: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tư vấn quản trị kinh doanh công nghệ, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ phát triển các cụm liên kết ngành và các chuỗi giá trị…
Với mục tiêu giải quyết bài toán khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ với số vốn điều lệ ban đầu 2.000 tỷ đồng, nhằm triển khai hiệu quả hỗ trợ vốn cho các đối tượng: doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị.
Để triển khai thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với chức năng cho vay, tài trợ, hỗ trợ tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
"Qua 3 năm chính thức triển khai hoạt động hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả ban đầu cho thấy tín hiệu tích cực khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên, tạo thêm việc làm cho người lao động. Đặc biệt có một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn kỳ vọng đã trả nợ trước thời hạn", Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.
Ngoài ra, nguồn vốn điều lệ do Ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ được coi là vốn mồi để thu hút các nguồn lực khác từ bên ngoài cùng chung tay hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nhanh chóng ban hành các nghị quyết, nghị định, và chỉ thị như Nghị quyết số 41, Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 16 và gần đây nhất là Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Theo Nghị quyết số 84, một trong các nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh. Từ tháng 6/2020, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố giảm lãi suất cho vay xuống 2,76% đối với khoản vay ngắn hạn và 4% với khoản vay trung và dài hạn.
"Có thể thấy đây là mức lãi suất hỗ trợ rất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển. Qua đó, khẳng định quyết tâm chính trị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, và tăng cường năng lực cạnh tranh trong giai đoạn đang khó khăn của nền kinh tế", Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.
Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 nhằm hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao sức cạnh tranh, với mục tiêu đến năm 2025 có khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ từ chương trình này.
Qua những phân tích của các chuyên gia, tổ chức tín dụng, và quỹ tài chính về mô hình cho vay trực tiếp tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Duy Đông đề nghị Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục tiếp thu, sớm hoàn thiện khung pháp lý về cho vay trực tiếp, đồng thời triển khai tốt các hoạt động ủy thác, cho vay gián tiếp thông qua các ngân hàng thương mại, nhằm đa dạng thêm kênh tiếp cận vốn, nguồn vốn, và hỗ trợ tối đa cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

-
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Cẩn trọng với tăng lương tối thiểu vùng -
Hải Phòng sẽ luôn là địa điểm hấp dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư -
Trực 24/24 giờ, phản ứng nhanh với thông tin xấu độc về Đại hội XIII -
Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng duy trì kết quả cao trong cải cách hành chính -
Đà Nẵng đặt mục tiêu doanh thu ngành thông tin truyền thông đạt hơn 32.000 tỷ đồng -
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam”
-
1 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 2: Những thương vụ “ma” làm méo thị trường
-
2 Đề xuất mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 – 2025
-
3 Thiếu hướng dẫn, thoái vốn nhà nước dậm chân tại chỗ
-
4 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 1: Cỗ máy “3 không” hút tiền khủng cho doanh nghiệp
-
5 Thủ tướng đồng ý dừng đầu tư đoạn Hòa Liên - Túy Loan bằng nguồn vốn BT
-
Mỏ Bạch Central Hills - Lời giải “đắc lợi” cho bài toán đầu tư thông minh
-
Bảo hiểm PVI bán bảo hiểm qua kênh thu phí tự động của VETC
-
Dai-ichi Life Việt Nam đạt danh hiệu “Top 10 Sản phẩm Vàng- Dịch vụ Vàng Việt Nam 2020”
-
Vietjet nhận hai giải thưởng lớn về vận chuyển hàng hoá
-
Biệt thự liền kề Hado Charm Villas tạo nên “cơn sốt” phía Tây Hà Nội
-
Cư dân hào hứng chờ đón lễ thắp sáng Dự án The City Light