Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
Thủ tướng đồng ý chấm dứt đầu tư dự án cầu Châu Đốc theo hình thức hợp đồng BOT
Trúc Giang - 09/04/2021 08:22
 
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2440/VPCP-CN ngày 7/4/2021 về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Theo đó, về đề nghị của UBND tỉnh An Giang (Văn bản số 44/UBND-KTN ngày 20/1/2021) và ý kiến của các Bộ: Giao thông vận tải, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính về việc chuyển đổi đầu tư dự án cầu Châu Đốc, tỉnh An Giang từ hình thức hợp đồng BOT sang đầu tư công, Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng có ý kiến: UBND tỉnh An Giang nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ nêu trên, thực hiện thủ tục chấm dứt đầu tư dự án cầu Châu Đốc theo hình thức hợp đồng BOT theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời thống nhất với Bộ Giao thông vận tải về cơ quan có trách nhiệm tiếp tục quản lý đầu tư dự án, làm cơ sở để triển khai dự án theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về đầu tư công.

Một góc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Tại Tờ trình số 44/TTr-UBND, ngày 20/1/2021 của UBND tỉnh An Giang về việc chuyển đổi đầu tư dự án cầu Châu Đốc từ hình thức hợp đồng BOT thành hình thức đầu tư công, UBND tỉnh An Giang cho rằng, quá trình tiếp nhận hồ sơ và hoàn chỉnh các thủ tục để thực hiện dự án cầu Châu Đốc theo hình thức theo hình thức hợp đồng BOT, đã gặp một số khó khăn, như sau:

Ngày 08/10/2020, UBND tỉnh An Giang đã có Văn bản số 1056/UBND-KTN trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo các Bộ, ngành việc đề xuất hỗ trợ thực hiện dự án Tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp và những khó khăn trong việc đầu tư cầu Châu Đốc bằng hình thức hợp đồng BOT.

Hiện nay, UBND tỉnh An Giang đang hoàn chỉnh thủ tục theo quy định để thực hiện dự án Tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp (thuộc tuyến đường Quốc lộ N1) nằm trong Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15/01/2018, dự án này hoàn thành sẽ là trục đấu nối quan trọng góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông vùng (vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, bao gồm: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Cần Thơ), đối với đoạn qua địa bàn tỉnh An Giang sẽ kết nối với các tuyến hiện có để đi đến các cửa khẩu với Campuchia, như: Kết nối với tuyến đường tỉnh 952 để đến cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, kết nối với tuyến 2 Quốc lộ 91C để đến cửa khẩu Long Bình, kết nối với Quốc lộ 91 để đến cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và quan trọng hơn là phục vụ quốc phòng an ninh (với chiều dài gần 290 km đường biên giới của vùng với Campuchia, việc hoàn thành dự án tạo thành tuyến kết nối các đồn biên phòng trải dài theo 4 tỉnh của ĐBSCL, thuận lợi cho công tác tuần tra biên giới, bảo vệ an ninh xã hội, quốc phòng).

Vị trí thực hiện dự án cầu Châu Đốc phía bờ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Chăm, đời sống của nhân dân trong khu vực còn nhiều khó khăn, ngoài ra khi cầu Châu Đốc hoàn thành sẽ được kết nối vào dự án Tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp (như đã nêu trên, được thực hiện bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và ngân sách địa phương). Do vậy việc đầu tư cầu Châu Đốc bằng hình thức hợp đồng BOT là rất khó để thực hiện.

 Với những khó khăn nêu trên, để Tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp (trong đó có cầu Châu Đốc) được đầu tư đồng bộ, khi hoàn thành mang lại hiệu quả cao trong việc liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ an ninh quốc phòng theo mục tiêu đầu tư đề ra, UBND tỉnh An Giang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chuyển đổi đầu tư dự án cầu Châu Đốc từ hình thức hợp đồng BOT thành hình thức đầu tư công, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư chung với dự án Tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.

Trước đó, vào ngày 19/5/2020, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 571/TTg-CN đồng ý giao cho UBND tỉnh An Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc, tỉnh An Giang theo hình thức hợp đồng BOT.

An Giang đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trên 16.000 tỷ đồng trong năm 2021
Trong năm 2021, tỉnh An Giang sẽ tổ chức hoặc phối hợp tổ chức ít nhất 3 hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến với các thị trường: châu Âu,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư