-
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em -
Ông Hồ Văn Mừng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang -
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả
Sáng nay, ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh trên cả nước đều nô nức chào đón ngày khai trường. Giây phút thiêng liêng đón chào năm học mới, với thầy trò và các bậc phụ huynh là thời khắc đáng nhớ.
Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh trên cả nước nô nức chào mừng ngày khai giảng. Ảnh Trần Hiệp |
Tại ngôi trường đặc biệt PTCS Nguyễn Đình Chiểu sáng nay được chào đón sự có mặt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và nhiều các vị lãnh đạo.
Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu được thành lập tháng 12/1982, theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, với sứ mệnh nuôi dạy trẻ em khiếm thị của Thành phố để các em có thể hòa nhập cộng đồng, sống tự lập và có đóng góp cho xã hội.
Từ năm 1988 đến nay, được phép của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nhà trường đã tuyển sinh học sinh không khuyết tật đến học hòa nhập với học sinh khiếm thị; thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị từ lớp 1 đến lớp 9.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt nhất Hà Nội, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Trần Hiệp |
Trong suốt 42 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, nhà trường và học sinh khiếm thị đã được sự quan tâm của nhiều cấp lãnh đạo, của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nhiều cơ quan ban ngành, nhiều tổ chức và cá nhân.
Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu đã có 11 năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố; Huân chương Lao động hạng Ba; bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố. Năm học 2016 - 2017, 2021 - 2022, nhà trường vinh dự được nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội.
Dự lễ khai giảng sáng nay tại nhà trường, Thủ tướng chia sẻ: “Chúng ta cảm nhận và trân trọng tình cảm ấm áp, sự yêu thương, lòng nhân ái của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các cháu học sinh thân yêu. Được nhìn thấy những nụ cười trên những gương mặt sáng ngời của các cháu, tôi cảm nhận rất rõ sự hào hứng, quyết tâm cho một năm học mới sắp bắt đầu”.
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ: "Chúng ta cảm nhận và trân trọng tình cảm ấm áp, sự yêu thương, lòng nhân ái của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các cháu học sinh thân yêu". Ảnh: Trần Hiệp |
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng gửi tới các thầy cô giáo, học sinh Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và toàn thể thầy cô, học sinh trên cả nước nói chung lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc năm học 2024-2025 gặt hái được nhiều thành tích tốt hơn năm học vừa qua.
Dự lễ khai giảng năm học mới đầy ý nghĩa tại ngôi trường đặc biệt, vinh dự được mang tên một nhà thơ yêu nước, giàu lòng nhân ái, danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, Thủ tướng vui mừng được biết, trong gần 42 năm trưởng thành và phát triển, các thế hệ thầy và trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu luôn phấn đấu thực hiện mục tiêu “Trường học chất lượng cao - Hiệu quả hàng đầu trong công tác dạy học hòa nhập của cả nước”.
Bức tranh đặc biệt của em học sinh dành tặng Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Trần Hiệp |
Đặc biệt, Thủ tướng bày tỏ vô cùng ấn tượng với những thành tích xuất sắc mà các học sinh khiếm thị của trường đã đạt được như: cháu Đào Thu Hương, thủ khoa Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ; cháu Nguyễn Thị Thanh Mai hoàn thành học tiến sĩ tại Mỹ; cháu Lã Minh Trường là gương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác; cháu Lý Thành Anh Kiệt mới là học sinh lớp 5 nhưng đã là tân sinh viên khoa Piano Học viện Âm nhạc quốc gia. Và còn rất nhiều những tấm gương học sinh vượt khó, học giỏi mà không thể kể hết tại buổi Lễ hôm nay.
Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng toàn ngành Giáo dục về sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả quan trọng đã đạt được trong năm học vừa qua, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.
Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục kiến tạo, yếu tố nền tảng cho phát triển giáo dục vào đạo, tạo môi trường tiên tiến, lành mạnh về pháp lý, văn hoá, đạo đức, kiến thức, thúc đẩy xã hội học tập; đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho các học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn.
Trong đó, cần quán triệt và tổ chức triển khai hiệu quả Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo; tập trung thực hiện tốt các phương hướng, nhiệm vụ đề ra cho năm học 2024-2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh tiếng trống khai trường thiêng liêng. Ảnh Trần Hiệp |
Chú trọng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông gắn với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính cực, chủ động của học sinh; thường xuyên cập nhật và vận dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, kế thừa được những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, phát triển phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay trên thế giới.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, công bằng, bình đẳng, thúc đẩy xã hội học tập và tạo cơ hội học tập suốt đời. Trong đó, khẩn trương hoàn thành Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đa dạng hoá mô hình, chương trình đào tạo, phương thức học tập phù hợp với người học. Tăng cường giáo dục hoà nhập cộng đồng cho người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, chú trọng công tác giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nhằm đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp để các cháu phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.
Thủ tướng động viên các em học sinh trước thềm năm học mới. Ảnh Trần Hiệp |
Với các bậc phụ huynh Thủ tướng mong muốn, các bậc phụ huynh hãy luôn là điểm tựa vững chắc, là chỗ dựa tinh thần, vật chất, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thấu hiểu khó khăn, thách thức. Đặc biệt, đối với học sinh khuyết tật, phải tạo niềm tin để các cháu vượt qua nghịch cảnh, sự thiệt thòi, để học giỏi, sống tốt, trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Nhà trường phải là bệ đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, điều kiện học tập, môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, bình đẳng và thuận lợi cho học sinh, không có bạo lực học đường, không có ma túy học đường.
Các cháu học sinh trong cả nước hãy phát huy tốt vai trò là trung tâm, là chủ thể, là chủ nhân tương lai của đất nước; hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Đối với các học sinh khuyết tật, cần đảm bảo trang bị mọi kỹ năng, kiến thức cần thiết để sau khi tốt nghiệp có thể độc lập trong cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
-
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3 -
Bộ Khoa học và Công nghệ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em -
Ông Hồ Văn Mừng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang -
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm -
An Giang có tân Phó bí thư Tỉnh ủy
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang