-
Chuẩn bị cho giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Long An xúc tiến đầu tư, thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc -
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Nam kiến nghị đưa 11 thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII -
Nghệ An giao hơn 5.100 m2 đất cho Khu kinh tế Đông Nam -
TP.HCM bố trí 7.568 tỷ đồng giải phóng mặt bằng 2 đoạn đường Vành đai 2
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là trục cao tốc kết nối Bình Dương, Bình Phước với TP.HCM để kết nối đến các sân bay và cảng biển…
Trong đó, đoạn dài nhất đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều dài 52 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. |
Dự án được phân kỳ đầu tư, giai đoạn I đầu tư đường cao tốc với quy mô 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp liên tục toàn tuyến, vận tốc thiết kế 100 km/h; giai đoạn II đầu tư đường cao tốc hoàn chỉnh có 6 làn xe theo quy hoạch, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Dự án có tổng mức đầu tư 17.408 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 8.283 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương; phần vốn nhà đầu tư là 8.883 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027.
Hiện tại, Dự án đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và làm các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng. Đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ khởi công trong tháng 11/2024.
Thị sát khu vực giải phóng mặt bằng Dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ với Sân bay Long Thành và hàng loạt tuyến cao tốc, cảng biển.
Khảo sát Dự án, Thủ tướng yêu cầu 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau để đẩy nhanh tiến độ, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Phước chỉ có 7 km đầu tư theo hình thức đầu tư công cần triển khai sớm để đưa vào khai thác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho công nhân thi công Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. |
Trong quá trình thi công, Thủ tướng yêu cầu bố trí các nút giao phù hợp và khai thác tốt nhất không gian dọc tuyến cao tốc, phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị thế hệ mới.
Thủ tướng lưu ý, từ tuyến cao tốc này các cơ quan, địa phương cần nghiên cứu thêm việc kết nối tới Tây Ninh để Tây Ninh có đường ra cảng biển, sân bay ngắn nhất có thể.
-
TP.HCM bố trí 7.568 tỷ đồng giải phóng mặt bằng 2 đoạn đường Vành đai 2 -
Trà Vinh phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh -
Chi gần 470 triệu USD nhập khẩu thịt từ Ấn Độ -
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam -
Dồn lực cho chặng đua nước rút đầu tư công -
Bạc Liêu: Tăng tốc về đích hoàn thành kế hoạch năm 2024 -
Đề xuất lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Keller Williams Việt Nam - VNARP - VBI Global tổ chức Chuỗi sự kiện kết nối kinh doanh và đầu tư bất động sản quốc tế 2024
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?