-
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội
-
Đại biểu tán thành hậu kiểm về kiểm soát gian lận vốn ảo khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C
-
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô
-
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu -
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba
Một lần nữa, Chỉ thị 26/CT-TTg nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chính phủ kiến tạo. Theo đó, xuyên suốt trong các nhiệm vụ Thủ tướng giao các bộ, ngành là nguyên tắc lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển.
![]() |
. |
Cụ thể, yêu cầu giảm tối đa thời gian và chi phí thực hiện các quy định về thuế, hải quan được giao Bộ Tài chính thực hiện. Bộ này cũng phải nghiên cứu xây dựng các quy định về chính sách thu thuế và chế độ kế toán phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Các đề xuất sẽ phải hoàn tất trong quý III/2017.
Với các kiến nghị của doanh nghiệp về chồng chéo trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính cùng Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan. Nguyên tắc là đổi mới phương thức kiểm tra chuyên ngành.
“Tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành ở mức không quá 20% so với tổng số lô hàng xuất nhập khẩu, tương đương các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam”, Chỉ thị 26/CT-TTg yêu cầu và quy định thời gian báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung này trong quý III/2017.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương rà soát, thống nhất danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép, điều kiện, quy định cụ thể giấy phép, điều kiện gắn với từng hàng hóa, phương thức điều hành hàng hóa đó, trình tự thủ tục, cơ quan giám sát, kiểm tra, mức phí thực hiện, áp dụng thủ tục một cửa liên thông tháo gỡ khó khăn trong thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Bộ Giao thông - Vận tải được giao hướng dẫn, chỉ đạo giám sát doanh thu thu phí thực tế của các dự án BOT để xác định thời gian, mức thu phí; rà soát, khắc phục ngay các bất cập trong quản lý vận hành, vị trí đặt trạm thu phí, mức thu phí; công khai lưu lượng phương tiện, doanh thu, chi phí quản lý, lợi nhuận nhà đầu tư, lãi suất vay vốn, chi phí xây lắp công trình dự án…
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các khoản phí có liên quan trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp để xem xét giảm mức phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Kết quả rà soát này phải xong trong tháng 7/2017.
Liên quan đến các vướng mắc về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát và đề xuất các giải pháp, chính sách đột phá trong việc tạo quỹ đất cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, ban hành hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp.

-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật -
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân -
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng chân chính -
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng -
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây