
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
![]() |
Tổng giá trị ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt xấp xỉ 800 triệu USD. |
Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 4 cả nước xuất khẩu được khoảng 1,78 triệu tấn gạo, tổng trị giá kim ngạch đạt 792,7 triệu USD, giảm lần lượt 10% về sản lượng và 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu gạo tháng 4/2017 của Việt Nam ước đạt 550.000 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 và tương đương mức xuất khẩu vào tháng 3.
Lượng xuất khẩu gạo thâp trong 2 tháng đầu năm 2017 đã kéo tụt mức trung bình xuất khẩu 4 tháng đầu năm.
Trong tháng 1/2017, Việt Nam xuất khẩu 337.000 tấn, nhưng sang tháng 2/2017 là 402.700 tấn, thấp hơn mức trung bình 409.000 tấn trong năm 2016.
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á như Phippines, Malaysia…
Trong đó, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất khi chiếm gần 46% tổng sản lượng xuất khẩu cả nước và 47,4% về trị giá kim ngạch.
Trong khi đó, Philippines chiếm gần 13,3% về sản lượng và gần 11,4% về trị giá; Malaysia chiếm gần 4,7% về sản lượng và gần 4,3% về trị giá…
Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tơi sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các quốc gia xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng này như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam… đều bước vào mùa thu hoạch.
Kèm theo đó, các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam đều đang đưa ra những chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu như Trung Quốc giảm nhập khẩu cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch, Philippines tạm dừng nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Tất cả những điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.
Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào một số ít thị trường, nhất là ở thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc lại chủ yếu xuất khẩu qua hình thức tiểu ngạch nên thương nhân Việt Nam luôn ở thế bị động và dễ bị ép giá, đây cũng là một điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay.
Trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam đi xuống, thì nước láng giềng - Thái Lan đã dự đoán sản lượng xuất khẩu cả năm sẽ vượt mức 10 triệu tấn, do nhu cầu thế giới gia tăng.
Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo, giao dịch thương mại gạo toàn cầu năm nay sẽ đạt 41,5 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2016.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Thái Lan đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn gạo, chủ yếu sang Trung Quốc, Philippines và các nước châu Phi.

-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower