
-
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật vì mục tiêu phát triển bền vững
-
VPBank lần đầu công bố Báo cáo Phát triển Bền vững
-
Hải Phòng từng bước hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng xanh
-
Xây dựng tiêu chuẩn tín chỉ carbon của Việt Nam
-
Chuyển đổi xanh là cơ hội vàng để Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu -
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững
Theo thống kê, doanh thu ngành nhựa đạt khoảng 25 tỷ USD mỗi năm với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 10-12%. Ngành cao su cũng ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu với kim ngạch khoảng 3,5 tỷ USD/năm, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới.
![]() |
Việc áp dụng hiệu quả EPR không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn tạo áp lực tích cực để doanh nghiệp thay đổi tư duy sản xuất theo hướng “xanh hóa”, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. |
Tuy nhiên, song hành với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề rác thải nhựa và yêu cầu cấp thiết của mô hình tái chế bền vững.
Tại Hội thảo “Hành trình xanh hóa ngành cao su - nhựa” do Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam tổ chức vừa qua, các chuyên gia đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong việc xây dựng hệ sinh thái tuần hoàn, thúc đẩy ngành tái chế và giảm thiểu tác động môi trường.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cho biết, hiện nay ngành nhựa và cao su trong nước đã phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Song song với đó, đây cũng là thời điểm quan trọng để toàn ngành chuyển mình theo hướng xanh, tuần hoàn và có trách nhiệm hơn.
Ông nhấn mạnh, Hiệp hội đang tích cực thúc đẩy việc thu gom và tái chế chất thải nhựa, cao su thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn. EPR là một trong những trụ cột, buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với vòng đời sản phẩm, từ sản xuất, tiêu dùng, thu hồi đến tái chế.
EPR không chỉ giúp ngành giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp tái chế, lĩnh vực vẫn còn non trẻ và manh mún tại Việt Nam. Trong ngành nhựa, hiện chỉ có khoảng hai doanh nghiệp đạt chuẩn tái chế theo yêu cầu quốc tế.
Phần lớn còn lại sản xuất sản phẩm chất lượng thấp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu như châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển, sản phẩm tái chế được yêu cầu phải đạt tối thiểu 90% chất lượng so với sản phẩm nguyên sinh, một chuẩn mực mà Việt Nam vẫn đang nỗ lực hướng đến.
Việc áp dụng hiệu quả EPR không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn tạo áp lực tích cực để doanh nghiệp thay đổi tư duy sản xuất theo hướng “xanh hóa”, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững của Công ty Nhựa tái chế Duy Tân cho biết, doanh nghiệp này mỗi ngày thu gom khoảng 180 tấn rác thải nhựa, tương đương 12 triệu chai, để sản xuất các sản phẩm tái chế đạt chuẩn xuất khẩu, trong đó 60% được đưa sang thị trường châu Âu và Mỹ.
“EPR chính là giấy thông hành để doanh nghiệp tiếp cận các thị trường lớn vốn đang ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn môi trường,” ông Lê Anh khẳng định.
Một minh chứng điển hình khác là dự án “Plastic Collection & Recycling” do Duy Tan Recycling phối hợp với Unilever Việt Nam triển khai từ năm 2022. Sau hai năm, dự án đã thu gom và tái chế hơn 15.000 tấn rác thải nhựa, đặt mục tiêu nâng con số này lên 30.000 tấn vào năm 2027.
Không chỉ dừng lại ở việc thu gom, dự án còn hỗ trợ điều kiện làm việc cho 1.100 lao động tại hơn 20 cơ sở thu gom thông qua cung cấp trang bị bảo hộ và vật phẩm vệ sinh cơ bản.
Bên cạnh đó, hai đơn vị cam kết mở rộng hợp tác ở ba lĩnh vực chính: Gia tăng lượng rác tái chế, nâng cao phúc lợi người lao động, và đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại rác tại nguồn.
Dù có nhiều triển vọng, việc triển khai EPR tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản. Theo một giảng viên Đại học Tài nguyên và Môi trường, sản lượng nhựa toàn cầu đã tăng từ 2 triệu tấn năm 1950 lên hơn 400 triệu tấn năm 2019, nhưng chỉ khoảng 9% được tái chế.
Tại Việt Nam, con số này cũng tăng nhanh chóng từ 0,2 triệu tấn năm 1990 lên hơn 10 triệu tấn vào năm 2022 và dự kiến đạt gần 12 triệu tấn vào năm 2025.
Tuy nhiên, ở các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, mỗi ngày có tới 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon được thải ra, nhưng tỷ lệ tái chế chỉ đạt khoảng 10%. Phần lớn lượng rác này vẫn bị chôn lấp hoặc đốt, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân chính là quá trình tái chế rác sinh hoạt đòi hỏi diện tích lớn, quy trình xử lý phức tạp, phát sinh chất thải thứ cấp, yêu cầu công nghệ cao và nguồn vốn lớn. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tái chế hiện còn thiếu tính đột phá, chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư.
TS.Phạm Việt Anh, chuyên gia về quản trị kinh doanh bền vững cho rằng, Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ cụ thể hơn, như ưu đãi giá điện cho các dự án đốt rác phát điện, xây dựng các cụm công nghiệp tái chế và cơ chế “thưởng” tài chính cho doanh nghiệp thực hiện tốt EPR.
Đồng thời, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. “Chúng ta đang đầu tư mạnh cho tài chính, ngân hàng nhưng lại chưa chú trọng đúng mức đến các ngành kỹ thuật phục vụ cho môi trường. Đây là điều cần điều chỉnh từ chiến lược đào tạo của các trường đại học,” ông nhấn mạnh.
Rõ ràng, việc thúc đẩy thực thi EPR một cách bài bản và nghiêm túc không chỉ giúp ngành cao su - nhựa giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo đà phát triển cho ngành tái chế, hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn, bền vững và hội nhập quốc tế.
Trong tương lai gần, nếu Việt Nam xây dựng được một hệ sinh thái EPR hiệu quả với sự đồng hành của doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người dân, thì công nghiệp xanh không chỉ là xu thế, mà sẽ trở thành trụ cột phát triển quốc gia trong thế kỷ 21.

-
Thúc đẩy EPR: Hướng đi bền vững cho ngành cao su - nhựa Việt Nam -
Hải Phòng từng bước hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng xanh -
Xây dựng tiêu chuẩn tín chỉ carbon của Việt Nam -
Chuyển đổi xanh là cơ hội vàng để Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu -
Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU -
Thái Bình: Khởi công Nhà máy xử lý nước thải tại KCN Hải Long, đón đầu làn sóng đầu tư mới -
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Thực phẩm - Đồ uống
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Nông nghiệp công nghệ cao
-
VPBank SME mở lối thanh toán hiện đại cho hộ kinh doanh với QR Payment
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Du lịch
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Logistics
-
Quản trị bài bản - Bệ phóng hành động sau Nghị quyết 68