
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
-
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
-
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge - thế hệ Galaxy S mỏng nhất
-
Phát hiện 40 lỗ hổng trong Diễn tập thực chiến an ninh mạng quốc gia -
Google Maps thêm tính năng nhận diện địa điểm từ ảnh chụp màn hình
Ông Lê Hải Bình, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, việc hoàn thiện dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) lần này là những bổ sung cơ bản, hình thành không gian, cơ chế, tạo hành lang pháp lý để báo chí phát triển, giúp người làm báo có thể yên tâm làm nghề trong những năm tới.
Trong Dự thảo mới có một số nội dung đáng chú ý cần được tiếp thu các ý kiến đóng góp, gồm kinh tế báo chí, chuyển đổi số như thế nào và tổ hợp truyền thông.
Tại Hội thảo, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) chia sẻ các vấn đề đáng chú ý trong Luật Báo chí (sửa đổi). Theo đó, Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 22/9/2024 của Chính phủ thông qua 4 chính sách xây dựng Luật Báo chí sửa đổi gồm: Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí; Nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí; Thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí; Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng.
Dự thảo luật lần này bổ sung nhiều quy định quan trọng, trong đó điểm nhấn là nguyên tắc quản lý báo chí chặt chẽ, minh bạch và phân định rõ thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương. Dự kiến có 30 nội dung giao Chính phủ và các cơ quan chức năng quy định chi tiết.
Trong đó, Nghị định của Chính phủ sẽ bao gồm 25 vấn đề trọng yếu, như cơ chế phát triển tổ hợp báo chí chủ lực đa phương tiện, điều kiện cấp và thu hồi giấy phép, nguồn thu báo chí, liên kết và hợp tác quốc tế, tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo, thẻ nhà báo, quyền từ chối cung cấp thông tin, hoạt động trên không gian mạng, nhập khẩu, xuất khẩu báo chí...
Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn 5 nội dung liên quan đến cấp phép, cấp thẻ nhà báo, văn phòng đại diện, bản tin, đặc san... Dự thảo cũng đề xuất phân quyền cho địa phương thực hiện 10 thủ tục hành chính nhằm tăng tính chủ động và linh hoạt trong quản lý nhà nước về báo chí tại cơ sở.
![]() |
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch). |
Dự thảo luật lần này cũng sửa đổi, bổ sung hệ thống khái niệm, nhằm phân biệt rõ ràng giữa các loại hình báo chí, khắc phục tình trạng "báo hoá" tạp chí - một trong những vấn đề nổi cộm thời gian qua. Cụ thể, loại hình báo chí được chia thành báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình và kênh nội dung của cơ quan báo chí trên không gian mạng. Báo in gồm báo và tạp chí; báo điện tử gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.
Bổ sung khái niệm "Tạp chí" để phân biệt rõ báo, tạp chí, chống “báo hóa” tạp chí. Cụ thể: Tạp chí là sản phẩm báo chí đăng tải tin, bài có tính chất chuyên biệt, chuyên ngành, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ theo tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép; chỉ cập nhật tin tức, sự kiện về hoạt động của cơ quan chủ quản, bao gồm tạp chí in và tạp chí điện tử.
Không quy định trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí. Sản phẩm thông tin có tính chất báo chí chỉ còn đặc san, bản tin.
Một điểm mới đáng chú ý là việc bổ sung mô hình tổ hợp báo chí truyền thông chủ lực đa phương tiện. Theo đó, tổ hợp báo chí được phép có nhiều cơ quan trực thuộc, hoạt động theo cơ chế tài chính như doanh nghiệp, được thành lập hoặc góp vốn tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra các nguyên tắc chặt chẽ trong hoạt động báo chí trên không gian mạng.
“Các kênh nội dung của báo chí trên mạng xã hội, ứng dụng Internet bắt buộc phải đăng ký, kết nối hệ thống với cơ quan quản lý. Nội dung phát hành phải tuân thủ pháp luật báo chí, an ninh mạng và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, ông Phúc nhấn mạnh.
Nhà nước sẽ đầu tư công cụ số để giám sát hoạt động báo chí trên môi trường mạng, đảm bảo an toàn thông tin và hiệu quả quản lý.
Dự thảo luật cũng đề xuất bổ sung 2 hành vi bị nghiêm cấm, gồm: (1) Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí; (2) Đưa thông tin gây phương hại đến quan hệ đối ngoại, ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế, hình ảnh quốc gia.
Đáng chú ý, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ được giao quyền giám sát, kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với người làm báo.
Về thẻ nhà báo, Dự thảo bỏ quy định kỳ hạn cứng. Thay vào đó, thẻ có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Hết hạn, người làm báo có thể đề nghị cấp đổi thẻ nếu đủ điều kiện. Ngoài ra, người làm việc tại các tạp chí khoa học sẽ không được cấp thẻ nhà báo.
Việc thu hồi giấy phép sẽ áp dụng với các cơ quan báo chí không đủ điều kiện hoặc vi phạm nhiều lần. Chính phủ sẽ quy định cụ thể các trường hợp này.
Dự thảo cũng làm rõ hơn quy trình xuất, nhập khẩu báo chí, mở rộng chủ thể tham gia là cơ quan báo chí hoặc doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Đồng thời, sẽ có quy định điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu.
-
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Google làm mới logo sau gần một thập kỷ, chuẩn bị cho thời đại AI? -
Cảnh giác tình trạng lợi dụng mạng xã hội đăng thông tin xuyên tạc -
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57 -
iPhone 17 có thể đắt hơn đáng kể? -
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge - thế hệ Galaxy S mỏng nhất
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị