
-
Tin mới y tế ngày 13/4: Bộ Y tế ban hành hàng nghìn chỉ số cận lâm sàng
-
Sóng siêu âm viết lại giấc mơ sống khỏe
-
Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện để đảm bảo an toàn người bệnh
-
Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3
-
Tin mới y tế ngày 12/4: Cảnh báo nghịch lý “no năng lượng, đói vi chất” của trẻ em Việt -
Chủ động phòng cúm bằng tiêm vắc-xin
Một trong những phương pháp phổ biến là "bỏ đói tế bào ung thư", hay còn gọi là chế độ ăn thực dưỡng, với niềm tin rằng việc ăn ít thực phẩm có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, thực tế lại không như mong đợi, và nhiều bệnh nhân đã phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết về dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhiều người khi nhận được chẩn đoán ung thư đã từ chối điều trị y tế tại bệnh viện và thay vào đó lựa chọn phương pháp điều trị từ những lời khuyên trên mạng xã hội. Điều này dẫn đến không ít trường hợp bệnh tình tiến triển nặng hơn, thậm chí khiến bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng suy kiệt.
Bà Phạm Thị V. (70 tuổi, Hưng Yên) là một ví dụ điển hình. Sau khi được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn 3, bà V. đã từ chối phác đồ điều trị thuốc đích mà bác sỹ chỉ định, nghe theo lời khuyên trên mạng và áp dụng chế độ ăn thực dưỡng với hạt ngũ cốc, rau, trái cây, không ăn thịt, cá.
Sau 6 tháng, bà V. suy kiệt, ung thư của bà đã chuyển sang giai đoạn 4 và di căn sang xương. Cơ thể bà bị thiếu chất nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị.
Tương tự, một bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau khi phẫu thuật và làm hậu môn nhân tạo, đã bỏ qua các chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng thực phẩm chức năng cùng chế độ ăn thực dưỡng.
Kết quả là bệnh nhân này không những không cải thiện mà còn sụt 10kg, vết mổ loét rộng và không liền. Sau khi được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng của bệnh nhân mới dần ổn định và vết loét bắt đầu lành.
Theo PGS-TS.Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, một quan niệm sai lầm phổ biến trong cộng đồng là "càng ăn ít thì càng hạn chế nuôi dưỡng tế bào ung thư".
Điều này không những không đúng mà còn gây hại cho sức khỏe người bệnh. Thực tế, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 85% bệnh nhân ung thư bị giảm cân hoặc suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Suy dinh dưỡng không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn gây gián đoạn quá trình này, làm tăng nguy cơ biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Ước tính, khoảng 10-20% bệnh nhân ung thư trên thế giới tử vong do hậu quả của suy dinh dưỡng, và con số này có thể còn cao hơn ở Việt Nam.
Mặc dù các bác sỹ đã liên tục cảnh báo về những phương pháp điều trị không khoa học, nhưng nhiều quảng cáo về thực dưỡng chữa ung thư vẫn tràn lan trên mạng xã hội.
Một số cá nhân tự xưng là "lương y" còn khẳng định rằng họ đã khỏi ung thư mà không cần sử dụng thuốc hay phương pháp điều trị y tế nào, chỉ nhờ vào chế độ ăn uống và nhịn ăn. Những quảng cáo này thường kèm theo những sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, khiến nhiều bệnh nhân tin tưởng và bỏ qua các phương pháp điều trị khoa học.
PGS-TS.Phạm Cẩm Phương cho biết, việc lạm dụng quảng cáo sai lệch trên mạng xã hội không chỉ làm mất tiền bạc của người bệnh mà còn khiến tình trạng sức khỏe của họ trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh ung thư không chỉ cần điều trị y tế mà còn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì sức khỏe trong suốt quá trình điều trị.
Không chỉ thực dưỡng, cũng để chữa ung thư, nghe theo quảng cáo trên mạng, nhiều người đã từ bỏ điều trị ở bệnh viện, đến nhà “thầy lang” ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội) uống nước kiềm, nhịn ăn với hy vọng khỏi bệnh.
Phương pháp này được quảng cáo như thần dược chữa được “bách bệnh”, nên cả người suy thận, suy gan, bệnh tuyến giáp… cũng đến uống nước kiềm.
“Thầy lang” cam kết chữa khỏi bệnh trong 5 ngày, yêu cầu bệnh nhân uống nước từ máy lọc nước hoà cùng muối, gọi là “nước kiềm”, uống khi nào khát (có người uống 4-5 lít/ngày), đồng thời nhịn ăn. Nhiều người “điều trị” ở đây đã bị suy kiệt, hôn mê nguy kịch phải vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Hiện nay, có nhiều quảng cáo chữa bệnh thổi phồng công dụng nhằm thu hút người khác đến chữa bệnh sai về chuyên môn, phản khoa học, gây hại cho bệnh nhận, thậm chí gây nguy cơ tử vong…, cần sớm được các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm để sớm chấm dứt hiện tượng này, tránh gây nguy hiểm cho cộng đồng.

-
Chủ động phòng cúm bằng tiêm vắc-xin -
Hà Nội triển khai Tháng hành động vì An toàn Thực phẩm năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 11/4: Người lớn đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2025 -
Uốn ván có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Hệ lụy nguy hiểm của bóng cười: Khi niềm vui trở thành cơn ác mộng -
Phát hiện hai cơ sở hút mỡ trái phép giữa trung tâm TP.HCM -
Tin mới y tế ngày 10/4: Béo phì - kẻ thù thầm lặng của trái tim
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội