-
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc -
Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ bán giá đỗ "ngậm" hoá chất ở Đắk Lắk -
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City
Khi niềm tin bị đánh cắp
Lang thang trong một cửa hàng thực phẩm hữu cơ trên phố Trần Đăng Ninh, chị Nguyễn Hà Chi (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay, chị đã cắt bớt những chi tiêu không hợp lý để mua thực phẩm sạch bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình. Tuy nhiên, bản thân chị không có quá nhiều kiến thức để phân biệt đâu là thực phẩm thật sự an toàn.
“Các cửa hàng thực phẩm hữu cơ xuất hiện nhan nhản trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Tôi chỉ biết dùng thử rồi so sánh, chứ không tin hoàn toàn vào quảng cáo. Giấy chứng nhận thì chỗ nào cũng có, song chất lượng ra sao thì phải kiểm tra mới biết được”, chị Chi khẳng định.
Những băn khoăn của chị Chi cũng chính là tâm tư của hàng ngàn người tiêu dùng Việt Nam, khi đang hàng ngày phải đối mặt với bài toán thực phẩm bẩn và sẵn sàng móc hầu bao để được sử dụng những loại thực phẩm an toàn gắn mác hữu cơ.
Dù đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể, song để tiết kiệm chi phí, một số doanh nghiệp đã tự quảng bá sản phẩm của mình là sản phẩm hữu cơ mà không có bất cứ chứng nhận nào từ bên thứ ba. Một số doanh nghiệp khác lại gây hiểu lầm cho người tiêu dùng khi chỉ làm giấy chứng nhận cho một sản phẩm, nhưng lại công bố tất cả đều là sản phẩm hữu cơ. Chính điều này đã dẫn tới việc nhiều sản phẩm hữu cơ bị tẩy chay, còn khách hàng phải đối mặt với sự khủng hoảng niềm tin và đặt câu hỏi về chất lượng của sản phẩm hữu cơ Việt.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 2/2017, đã có 50 công ty ở Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với các mặt hàng nông nghiệp khác nhau, nhiều nhất là rau xanh. Sản phẩm được cấp chứng nhận sau khi trải qua quá trình kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt từ các tổ chức quốc tế.
Cơ hội nảy nở từ khó khăn
Những khó khăn trong việc củng cố niềm tin từ khách hàng cũng như cạnh tranh về giá cả so với các sản phẩm hữu cơ ngoại nhập đã đẩy nhiều doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ Việt Nam vào thế chết yểu.
Bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp Gap, một doanh nghiệp đã hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm sạch tại TP.HCM cho biết, việc chinh phục khách hàng và nông dân đồng hành với doanh nghiệp trong hành trình sản xuất thực phẩm sạch đã rất khó, nhưng cạnh tranh tìm đầu ra sản phẩm còn khó khăn hơn. “Vì vậy, để có thể đi đường dài trên cuộc đua đem thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng, chúng tôi phải mở rộng đầu tư sang ngành hàng khác song hành với làm thực phẩm sạch”, bà Tú Anh bộc bạch.
Nhiều doanh nghiệp đã tập trung xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm organic khép kín đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hoặc bắt tay với các sàn thương mại điện tử để quảng bá nông sản. Sự ra mắt của sàn thương mại điện tử Gcaeco với công nghệ truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng công nghệ Blockchain hứa hẹn nâng tầm giá trị và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Là chủ của thương hiệu thực phẩm hữu cơ Orfarm gồm 6 cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM, bà Bùi Bích Liên thừa nhận, thời điểm 2012 - 2013, khi Orfarm mới ra mắt, thực phẩm hữu cơ vẫn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt. Orfarm thường tổ chức các chuyến farmtrip đến trang trại Thủy Thiên Nhu tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình để tham quan khu chăn nuôi, tìm hiểu quy trình sản xuất - phân phối hoàn toàn khép kín theo đúng tiêu chuẩn Em Green của Nhật Bản...
Sau 6 năm, Orfarm đã tạo dựng được niềm tin trong lòng người tiêu dùng với lượng khách ổn định và liên tục tăng. Bà Liên cho biết: “Làm nông nghiệp, nhất là thực phẩm sạch không đơn giản và nhẹ nhàng như nhiều người nghĩ. Đây không chỉ là kinh doanh đơn thuần, mà liên quan đến sức khỏe con người, đến trách nhiệm xã hội”.
-
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Sản phẩm nông nghiệp cần “độc, lạ” để cạnh tranh bền vững -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Thêm một loại trái cây sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion