
-
Kiểm toán nghi ngờ đáng kể khả năng hoạt động liên tục của Tisco
-
Hodeco vừa mua thêm một Công ty bất động sản ở Bình Thuận
-
DIC Corp muốn bỏ ra 225,4 tỷ đồng để mua cổ phần DIC Phương Nam
-
Kinh Bắc giải thích khoản mục tạm ứng nhân viên và lãi đột biến quý II/2022
-
Doanh nghiệp thấp thỏm theo giá hàng hóa -
Tân Tạo đính chính giảm số tiền tạm ứng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến
![]() |
Dự kiến vào tháng 11/2019, CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (PAP) sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường tại trụ sở công ty với ba nội dung chính. Trong đó, PAP sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ. Hiện doanh nghiệp này vẫn chưa cụ thể về kế hoạch tăng vốn.
Nếu phương án này được thực hiện sớm, PAP sẽ tăng vốn điều lệ 3 lần trong chưa đầy 4 năm.
Tháng 7/2016, Công ty TNHH MTV Hoành Sơn chi 460 tỷ đồng mua toàn bộ 46 triệu cổ phiếu Cảng PhướcAn phát hành. Sau giao dịch này, Hoành Sơn đã sở hữu chi phối PAP. Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí (PVN) giảm từ 79,58% xuống còn 38,89%. Một cổ đông lớn khác là Tổng Công ty Cổ phần phát triển khu Công nghiệp (Sonadezi) cũng giảm sở hữu. Sau đó, vốn điều lệ PAP năm 2017 tiếp tục tăng lên 900 tỷ đồng. Sau đợt phát hành riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ doanh nghiệp dự án này hiện là 1.100 tỷ đồng. Hoành Sơn là cổ đông lớn nhất sở hữu 60% vốn. Tỷ lệ sở hữu của PVN và Sonadezi lần lượt là 31,82% và 6,82%.
Giữa tháng 6 vừa qua, Sonadezi cho biết sẽ thoái toàn bộ vốn với giá khởi điểm từ 11.200 đồng/cp, tương ứng với số tiền thu về ước tính 84 tỷ đồng. Giao dịch dự kiến trong quý II-III/2019 dưới hình thức chào bán ra công chúng.
Một nội dung khác cũng sẽ được trình trong ĐHĐCĐ bất thường tháng 11 tới là việc thay đổi nhân sự HĐQT. Ông Trần Thanh Hải, thành viên HĐQT của PAP đồng thời cũng là người đại diện cho phần vốn góp của Sonadezi đã xin thôi nhiệm thành viên HĐQR. PAP sẽ miễn nhiệm và bầu bổ sung Thành viên Ban kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2019 – 2024. Ngoài ra, một nội dung quan trọng khác là việc thông qua Dự thảo “Quy chế lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án”, sửa đổi Điều lệ Công ty.
Gần 900 tỷ đồng của PAP đang nhàn rỗi, nguồn thu duy nhất từ lãi tiền gửi
Đến cuối quý III/2019, chủ đầu tư dự án Cảng Phước An có quy mô tổng tài sản đạt 1.121 tỷ đồng, nhưng 874 tỷ đồng (tương đương ¾ tài sản) lại là khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng. Lượng tiền năm giữ tăng 388 tỷ đồng trong 9 tháng qua bởi PAP đã nhận lại được khoản tiền nhà thầu thi công xây lắp phân kỳ 1 của dự án gần 342 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền bồi thường đã chi cho các hộ dân xã Long Thọ nằm trong dự án xây dựng đoạn 1 của tuyến đường kết nối vào Cảng Phước An (33,5 tỷ đồng) công ty cũng đã được hoàn lại.
Lãi từ tiền gửi cũng là nguồn thu nhập duy nhất của doanh nghiệp này hiện tại. Riêng quý III, PAP thu lãi 12 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí quản lý, lợi nhuận sau thuế còn khoảng 7,8 tỷ đồng. Với khoản lợi nhuận 17 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm, lỗ lũy kế của PAP đến cuối quý III giảm chỉ còn 10,3 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý là kỳ hạn các khoản tiền gửi dài nhất là 3 tháng. Trong khi có lượng tiền nhàn rỗi lớn, PAP lại huy động thêm vốn từ phát hành cổ phiếu. Nhìn lại 3 năm qua, dù quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của PAP đều tăng mạnh (gấp gần 3 lần) nhưng chủ yếu tăng tiền nhờ phần vốn góp tăng thêm và thu hồi tiền các khoản phải thu, còn chi phí xây dựng dở dang không thay đổi nhiểu, xấp xỉ 230 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên hồi đầu năm, một trong các nhiệm vụ trọng tâm được PAP đề ra là thực hiện các thủ tục để chuyển đổi công năng sử dụng một phần khu dịch vụ hậu cần (logistics) thành khu công nghiệp. Tiến độ của dự án Cảng Phước An sẽ là nội dung trọng điểm được các cổ đông quan tâm tại cuộc họp bất thường tới đây.

-
PNJ trước áp lực tồn kho lớn khi vàng lao dốc -
Hodeco vừa mua thêm một Công ty bất động sản ở Bình Thuận -
Lợi nhuận 7 tháng gần 1.900 tỷ đồng, Viglacera vượt 11% kế hoạch cả năm -
DIC Corp muốn bỏ ra 225,4 tỷ đồng để mua cổ phần DIC Phương Nam -
Kinh Bắc giải thích khoản mục tạm ứng nhân viên và lãi đột biến quý II/2022 -
Lợi nhuận 6 tháng tăng gấp 3 lần, Everon muốn tái định vị thương hiệu -
Quý II/2022, Đức Long Gia Lai ghi nhận lỗ tới 309,22 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/8
-
2 Có gì trong hàng dài kiến nghị doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ
-
3 Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Dự án thành phần 2 đã có chủ đầu tư
-
4 Số phận các dự án hỗ trợ hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Cần làm rõ pháp lý và khả năng thu xếp vốn
-
5 Thu nhập người dân sa sút, cần nâng mức giảm trừ gia cảnh
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội
-
MSB tiếp tục lọt danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á"
-
Agribank đóng góp tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”