Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Tiếp sức cho các ngành hàng xuất khẩu lớn quay lại sản xuất sau đại dịch
Thế Hải - 25/04/2020 09:53
 
Dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ, chế biến thực phẩm...thuộc những ngành sản xuất phải được rà soát lại tình hình sản xuất để có kế hoạch hỗ trợ cụ thể đối với cấc doanh nghiệp này, sẵn sàng tăng tốc sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát.
Các ngành hàng đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu như điện tử, dệt may, da giày...cần sớm được hỗ trợ để quay lại sản xuất sau đại dịch.
Các ngành hàng đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu như điện tử, dệt may, da giày...cần sớm nhận được hỗ trợ để quay lại sản xuất sau đại dịch.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng 2 Thứ trưởng và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ đã cùng họp bàn về các giải pháp triển khai kế hoạch hành động của Bộ Công Thương sau giai đoạn giãn cách xã hội.

Thông tin tại cuộc họp, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, các ngành hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử... vẫn gặp khó khăn rất lớn về đầu ra do thị trường xuất khảu lớn đều đang căng mình chống dịch Covid-19. Khoảng 3 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác của dệt may, da giày bị ảnh hưởng.

Nhiều khách hàng lớn của Mỹ và EU đã đề nghị các doanh nghiệp dệt may, da - giày Việt Nam giãn, hoãn tiến độ giao hàng, chưa ký hợp đồng mới, có trường hợp khách hàng đề nghị hủy hợp đồng đã có.

Theo tính toán, số lượng đơn hàng trong tháng 4, tháng 5 của 2 ngành hàng này sẽ bị giảm khoảng 70%, các đơn hàng mới từ tháng 6 trở đi sẽ chưa được đàm phán và khả năng phục hồi đơn hàng đến cuối năm 2020 sẽ rất chậm.

Ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 tại EU và Mỹ bước đầu đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng nhất, tuy nhiên các nước này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, các cửa hàng bán lẻ chưa được mở cửa cho đến đầu tháng 5, dẫn đến các đơn hàng tiếp tục bị hoãn, trong khi đơn hàng mới giảm mạnh, gần như không có.

"Những đơn hàng bị hoãn phần lớn là cho dịp Xuân - Hè, đúng thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, dự kiến hết dịch thì thời tiết đã sang Thu nên khả năng cao đơn hàng dừng hoãn sẽ trở thành hủy, thời gian hoãn hợp đồng cũng cũng kéo dài lên đến 3 – 6 tháng", ông Hiếu quan ngại.

Tương tự với ngành điện tử, dự kiến sẽ bị ảnh hưởng lớn trong các quý tiếp theo của năm 2020 do diễn biến dịch bệnh phức tạp có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điện tử tại các thị trường Mỹ và châu Âu, cụ thể, thị trường Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm khoảng 17% và 24% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện; và lần lượt khoảng 17% và 14% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam.

2 thị trường nêu trên chiếm khoảng hơn 50% giá trị xuất khẩu sản phẩm của Samsung Electronics Việt Nam (Mỹ chiếm khoảng trên 20% và EU chiếm khoảng trên 30%).

Khó khăn là vậy, nhưng theo Bộ Công Thương, gần một tháng qua hầu như chưa doanh nghiệp công nghiệp nào, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng từ các ngân hàng. Doanh nghiệp  phản ánh, việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng đều nhận được câu trả lời là chưa có hướng dẫn.

Trước nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Bộ trưởng Bô Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo các Vụ, Cục chức năng tiến hành ngay việc xây dựng Kế hoạch công tác cụ thể để chủ động thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và đặc biệt là sau khi chấm dứt dịch bệnh, tập trung triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng của năm 2020 và những năm tiếp theo.

"Tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, đặc biệt là các ngành trọng điểm như: dệt may, da giày, điện tử, sản phẩm cao su, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, phân bón, hóa chất.. để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, 3 đơn vị là Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại và các Vụ Thị trường ngoài nước phải có kế hoạch cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường để khai thác ngay trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn hậu dịch bệnh.

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại nửa cuối năm 2020, cần đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi, xây dựng kế hoạch và các hoạt động triển khai linh động bám sát vào tình hình hồi phục và nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch tại các thị trường để có thể triển khai ngay hoạt động xúc tiến thương mại.

Các Vụ Thị trường ngoài nước phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu có đánh giá và đưa ra đối sách để kịp thời khai thác, phát triển các thị trường xuất khẩu mới để kịp thời thay thế, bổ sung các thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn bởi tác động của dịch bệnh Covid-19.

Công tác tìm kiếm cần tập trung vào các thị trường có sự kiểm soát tốt dịch bệnh để đẩy mạnh khai thác các khung khổ hợp tác thương mại song phương, đa phương, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sớm tiếp cận thị trường.

Tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn xuất khẩu gạo để gỡ khó cho doanh nghiệp
Phó Thủ tướng cho phép tạm ứng trước hạn ngạch xuất khẩu gạo là 100.000 tấn để xử lý cho các doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước ngày...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư