
-
Công - tư chung tay, Hà Nam tham vọng lớn với đô thị đại học quy mô hàng đầu cả nước
-
Chưa tìm đủ nhà thầu xây đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
-
Sẽ có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam thông xe trong dịp 30/4
-
Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 35.395 tỷ đồng
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư -
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025
![]() |
Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp thông quan
Làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã tác động tiêu cực trực tiếp đến các đô thị lớn, như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp nằm trong chuỗi gia công hàng xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Để bảo đảm chuỗi cung ứng thông suốt, ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan hải quan đã chấp nhận cho doanh nghiệp nộp bản scan hồ sơ, chứng từ hải quan, như giấy phép nhập khẩu, giấy tờ liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, thay vì phải nộp bản chính theo quy định.
“Với quy định chưa có trong tiền lệ này, doanh nghiệp có thể thông quan hàng hóa ngay trong ngày. Không những thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan hải quan đã thành lập ‘tổ phản ứng nhanh’ từ tổng cục đến tận chi cục để xử lý tất cả vướng mắc, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục trong hoạt động xuất nhập khẩu, với mục đích duy nhất là tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp duy trì được hoạt động”, ông Tám cho biết.
Vẫn theo ông Tám, kể từ khi Covid-19 bùng phát, cơ quan hải quan đã quyết định không xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp chậm làm thủ tục hải quan trong trường hợp không thể nhận hàng theo thời hạn. Cũng trong thời gian này, Tổng cục Hải quan đã quyết định tạm dừng kiểm tra trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp về điều kiện công nhận đại lý làm thủ tục hải quan, mà chỉ kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp nộp tại cơ quan hải quan.
Đối với mặt hàng nông sản, như trái cây xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, vì yêu cầu bảo quản đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo hải quan các cửa khẩu phải đẩy nhanh giải phóng hàng, không để hàng hóa bị giảm chất lượng do phải chờ đợi thời gian thông quan.
Cơ quan hải quan còn cho phép Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn được vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà tồn đọng do Tổng công ty quản lý đến các cảng cạn ở Đồng Nai, Bình Dương, nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa ở cảng Cát Lái để doanh nghiệp có thể nhận hàng nhập khẩu nhanh nhất.
“Những quyết sách kể trên đều không có tiền lệ, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối đa để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng”, ông Tám nhấn mạnh.
Không còn lo cảng ùn tắc, mà lo doanh nghiệp phá sản
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thông báo, hoạt động tại cảng Cát Lái đã diễn ra thông suốt, nhưng trong bối cảnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nguy cơ ùn tắc hàng xuất nhập khẩu tại các cảng vẫn có thể xảy ra.
Theo ông Nam, trong thời gian tới, với diễn biến Covid-19 còn phức tạp, doanh nghiệp sẽ càng khó khăn hơn. Để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, Tân Cảng Sài Gòn đã kiến nghị các bộ Công thương, Tài chính, Giao thông - Vận tải triển khai ngay 4 nhóm giải pháp.
Thứ nhất, thực hiện việc xét nghiệm và tổ chức tiêm vắc-xin cho tất cả người lao động tham gia quá trình xuất nhập khẩu tại các cảng biển. Đến nay, trên 90% người lao động của Tân Cảng Sài Gòn đã tiêm vắc-xin.
Thứ hai, nhanh chóng giải phóng container hàng nhập khẩu ra khỏi cảng bằng việc chuyển hàng nhập khẩu tồn đọng quá 90 ngày về cảng Hiệp Phước, đồng thời đề nghị các địa phương cho phép người lao động được di chuyển trên đường đi làm thủ tục xuất nhập khẩu, cả thủ tục chuyên ngành lẫn hải quan.
Thứ ba, tối ưu sử dụng dung lượng bãi chứa trong cảng bằng việc chuyển tối đa container rỗng ra khỏi kho bãi để lấy không gian chứa container hàng nhập khẩu, tận dụng không gian chứa container hàng nhập khẩu.
Thứ tư, chủ động hợp tác với các cảng trong khu vực để trong trường hợp bị ùn ứ thì hàng nhập khẩu sẽ cập cảng khác và chỉ nhận tàu chứa container hàng xuất khẩu, đồng thời với việc hạn chế tối đa hàng nhập khẩu đưa về cảng bằng cách truyền thông cho doanh nghiệp.
Không chỉ lo ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Dương Hoài, Phó cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai còn lo trước tương lai u ám là có hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa nếu không có giải pháp hữu hiệu để nối lại chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa.
Ông Hoài cho biết, Hải quan Đồng Nai phụ trách địa bàn tỉnh Đồng Nai với 4.000 doanh nghiệp và Ninh Thuận 300 doanh nghiệp. Kể từ ngày 9/7, Đồng Nai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, để tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, nhiều công chức hải quan đã thực hiện “3 tại chỗ”, ăn ở, làm việc tại trụ sở để giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp 24/7, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu đã giảm rất mạnh vì rất nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện “một cung đường, hai điểm đến” hoặc “3 tại chỗ”, số doanh nghiệp đáp ứng được thì công suất hoạt động chỉ đạt khoảng 30% trong khi chi phí bỏ ra rất lớn.
“Trong bối cảnh này, doanh nghiệp vô cùng lo lắng trước viễn cảnh bị mất hợp đồng xuất khẩu sẽ dẫn đến phá sản. Do vậy, mong muốn duy nhất bây giờ của doanh nghiệp là có đủ vắc-xin tiêm cho người lao động và người dân trên địa bàn”, ông Hoài nói.

-
Chưa tìm đủ nhà thầu xây đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
-
Sẽ có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam thông xe trong dịp 30/4
-
Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 35.395 tỷ đồng
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
-
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025 -
Hà Nội đầu tư hơn 63 tỷ đồng cải tạo Nhà tập luyện và thi đấu bắn súng -
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT giảm tải -
Long An ký kết 3 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các đối tác Nhật Bản -
Đề xuất phương án thanh toán cho 2 dự án BT giao thông tại Thái Nguyên -
TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2 -
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng 43 cụm công nghiệp
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp