-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giãn cách xã hội tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong"
- Tin mới nhất về dịch Covid-19 ngày 16/8: Nhiều địa phương tiếp tục giãn cách; Hà Nội thêm 20 ca mắc mới
- Tin mới nhất về dịch Covid-19 ngày 15/8: Chính phủ đồng ý mua gần 20 triệu liều vắc-xin Pfizer; Hà Nội ca nhiễm ngoài cộng đồng tăng
9.595 người mắc Covid-19 trong ngày
Từ 18h ngày 16/8 đến 19h ngày 17/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.605 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, 10 trường hợp nhập cảnh và 9.595 ca ghi nhận trong nước.
Như vậy, trong 24h giờ, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 951 ca. Tại TP.HCM, lượng F0 tăng 218 ca so với ngày 16/8. Bình Dương có số bệnh nhân tăng nhanh sau một ngày (810 ca). Các tỉnh Long An, Đồng Nai có lượng F0 giảm, từ 18 đến 290 ca.
Trong ngày có 4.331 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi: 111.308 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU 600 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO 20 ca.
Ngày 17/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 331 ca tử vong tại TP.HCM (285), Bình Dương (12), Long An (9), Tiền Giang (7), Đồng Nai (6), Cần Thơ (4), Đồng Tháp (3), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1), Vĩnh Long (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 17/8 là 6.472 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và ngang với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Trong ngày 16/8 có 592.104 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 15.271.562 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.869.728 liều, tiêm mũi 2 là 1.401.834 liều.
Hà Nội tiếp tục giảm số ca mắc mới
Theo CDC Hà Nội, từ 12h ngày 17/8 đến 18h ngày 17/8 Thành phố ghi nhận 2 ca mắc mới, trong đó 1 tại khu cách ly, 1 ca ghi nhận tại cộng đồng.
Như vậy từ 18h ngày 16/8 đến 18h ngày 17/8 ghi nhận 60 ca trong đó 12 ca tại cộng đồng, 48 ca tại khu cách ly.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 2.308 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.233 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.075 ca.
Tính tới ngày 16/8, qua giám sát 13.579 trường hợp ho, sốt được người dân phản ánh qua các ứng dụng công nghệ phòng chống dịch như Bluezone, tokhaiyte.vn, TP. Hà Nội đã ghi nhận 95 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Từ ngày 9/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan lấy mẫu xét nghiệm đợt 1 cho 300.000 người.
Trong đó, 186.000 mẫu là người sống trong khu vực nguy cơ và 114.000 mẫu là người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Thông qua chiến dịch này, Thành phố đến nay đã phát hiện tổng cộng 29 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành công văn hỏa tốc về việc điều tra, xử lý trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, gửi UBND Bắc Ninh và Hà Nội. Công văn được đưa ra sau khi Bắc Ninh phát hiện chùm ca bệnh 9 người là nhân viên giao hàng tại tỉnh này, chấm dứt 21 ngày không ghi nhận F0.
Bộ Y tế đề nghị UBND TP.Hà Nội, Bắc Ninh tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần, có liên quan bệnh nhân. Lãnh đạo Hà Nội và Bắc Ninh có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp trên cho địa phương liên quan để phối hợp truy vết, cách ly y tế kịp thời, đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.
Xuất cấp trên 4.117 tấn gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 tại Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Theo Quyết định trên, Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.117,8 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 năm 2021.
Cụ thể: tỉnh Bình Phước: 559,74 tấn gạo; tỉnh Bạc Liêu: 636,975 tấn gạo; tỉnh Sóc Trăng: 2.921,085 tấn gạo.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định; chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo.
UBND các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định, phù hợp với công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
Trường hợp sau khi thực hiện nếu vẫn còn khó khăn, UBND các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng báo cáo các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ.
***
Các bệnh nhân có độ tuổi từ 22 đến 64, trú tại các khu vực: Văn Chương (Đống Đa); Kiến Hưng (Hà Đông); Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng); Xuân Phương (Nam Từ Liêm); Hữu Hòa (Thanh Trì); Quất Động, Tân Minh, Vân Tảo, Tô Hiệu, Hồng Vân, Tự Nhiên, Văn Phú và Hiền Giang (Thường Tín).
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân Hà Nội. |
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 2.265 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 1.224 người được phát hiện ngoài cộng đồng, 1.041 trường hợp còn lại đã cách ly.
Từ ngày 9/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan lấy mẫu xét nghiệm đợt 1 cho 300.000 người.
Trong đó, 186.000 mẫu là người sống trong khu vực nguy cơ và 114.000 mẫu là người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Thông qua chiến dịch này, thành phố đến nay đã phát hiện tổng cộng 29 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Vừa qua, một trong những ổ dịch nghiêm trọng của thành phố là Bệnh viện Phổi Hà Nội đã được gỡ phong tỏa sau 21 ngày thiết lập khu vực cách ly y tế.
Dự kiến, thứ 5 (ngày 19/8), Bệnh viện sẽ đón bệnh nhân trở lại, sau khi các khoa, phòng làm vệ sinh, sắp xếp hệ thống đón tiếp, sàng lọc, triển khai test nhanh kháng nguyên đầy đủ.
Theo nhận định của một số chuyên gia, số ca nhiễm tại Hà Nội có chiều hướng giảm trong thời gian giãn cách xã hội nhưng việc giảm này chưa mạnh, chưa bền vững. Vì thế, Hà Nội phải tiếp tục tận dụng giãn cách xã hội để mở rộng xét nghiệm, loại bỏ các F0 ra khỏi cộng đồng.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội cho biết, Hà Nội đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng đối với khu vực có nguy cơ và đối tượng nguy cơ.
Những đối tượng nguy cơ cao là người đi lại nhiều như shipper, vận chuyển hàng hóa của bưu điện, đối tượng bán hàng ở chợ… Khu nguy cơ cao là khu có nhiều ca bệnh lẻ tẻ, không tập trung thành ổ dịch nhưng có diễn biến rất nhanh.
Dựa trên kết quả test cho khoảng 300.000 người vừa qua, ông Tuấn cho biết, ngay trong chiều 16/8, CDC Hà Nội tiếp tục xây dưng phương án mở rộng lấy mẫu xét nghiệm đợt 2 với khoảng 1 triệu mẫu.
Nhận định về diễn biến dịch tại Hà Nội, ông Tuấn cho biết, số lượng bệnh nhân trong khoảng một tuần đã giảm nhưng chưa giảm mạnh, chưa giảm bền vững vì cũng có những ngày lên cao.
“Hy vọng sau đợt 2 quét bằng mở rộng xét nghiệm, Hà Nội có thể “bắt” hết được F0 đang rải rác trong cộng đồng. Hy vọng trong đợt giãn cách lần 2 sẽ giải quyết được vấn đề này”, ông Tuấn nói.
Nhận định về tình hình dịch tại Hà Nội, PGS. TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, qua giám sát trường hợp ho, sốt và xét nghiệm hơn 300.000 mẫu trên diện rộng cho thấy số mắc tại Hà Nội có giảm, số ổ dịch mới có giảm. Số ca nhiễm cao chủ yếu trong khu cách ly và khu phong tỏa.
Theo ông Phu, Hà Nội có ưu điểm là đã có những biện pháp kiểm soát sớm và quyết liệt để dịch không bùng phát lên trong những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 như các địa phương phía nam.
Tuy nhiên, Hà Nội có vấn đề xảy ra lây nhiễm trong chuỗi cung ứng và điều này Hà Nội cần hết sức lưu ý vì đây những đối tượng trong chuỗi này tiếp xúc nhiều người, nếu mắc bệnh sẽ có nguy cơ gây ra lây lan dịch bệnh.
Vì thế, trên cơ sở xét nghiệm, PGS Trần Đắc Phu cho rằng, Hà Nội cần thiết kế lại việc xét nghiệm trong đợt tới làm sao ưu tiên xét nghiệm cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, các bệnh viện, nhân viên ngân hàng, bưu điện, shipper…
Làm rõ vụ 5 cơ sở y tế từ chối cấp cứu khiến bệnh nhân tử vong
Văn phòng Chính phủ vừa có công điện số 5646 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thông tin báo chí phản ánh việc 5 cơ sở y tế tại tỉnh Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu khiến một người dân tử vong.
Sau khi tiếp nhận thông tin báo chí phản ánh liên quan đến vụ việc này, Thủ tướng Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ.
Trường hợp có hành vi vi phạm trong việc tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, chấn chỉnh ngay công tác tiếp nhận và cấp cứu đối với bệnh nhân.
Các trường hợp cấp cứu phải được tiếp nhận và xử lý kịp thời theo đúng quy định; đồng thời có giải pháp cụ thể không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc và phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, khám chữa bệnh của người dân.
Liên quan tới vụ việc, ngày 16/8, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế Bình Dương khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc bệnh nhân đến nhiều bệnh viện nhưng không được cấp cứu, sau đó về nhà tử vong.
Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế, sau khi làm rõ nếu có sai phạm thì xem xét xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân có liên quan bằng các hình thức như tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề.
Trước đó, chiều ngày 15/8, UBND thành phố Dĩ An Bình Dương đã làm việc với các cơ sở liên quan đến vụ việc này.
Qua buổi họp làm việc với các ngành, các cơ sở y tế tư nhân có liên quan đều nghiêm túc nhận thiếu sót trách nhiệm khi xảy ra sự việc ông N.D (58 tuổi, ngụ phường Tân Đông Hiệp, Thành phố Dĩ An) tử vong.
Theo các bệnh viện, nguyên nhân khách quan do cơ sở vật chất thiết bị máy móc phục vụ cấp cứu nặng không đảm bảo, một phần do y bác sĩ tham gia phòng chống dịch nên số còn lại ít, quá tải tại cùng một thời điểm.
Do vậy, một số nhân viên trực cấp cứu không thể nhận hết các ca cấp cứu. Ngoài ra, một số cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19 không thể tiếp nhận bệnh nhân thời điểm xảy ra.
Tuy nhiên, UBND TP.Dĩ An cho biết, đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP.Dĩ An phải nghiêm túc nhìn nhận thiếu sót và trách nhiệm khi để xảy ra sự việc trên, khẩn trương rà soát, chấn chỉnh ngay.
Đồng thời, tăng cường giáo dục nhắc nhở nhân viên y tế của đơn vị mình nâng cao tinh thần y đức và trách nhiệm phục vụ, vừa chung tay góp sức phòng, chống dịch. Yêu cầu tất cả phòng khám, bệnh viện tư nhân phải đảm bảo trực cấp cứu 24/24, không được từ chối nhận cấp cứu và khám điều trị bệnh cho nhân dân Thành phố Dĩ An dù bất cứ lý do nào và thời gian nào.
Trước đó, ngày 13/8, ông N.D. (57 tuổi, quê Trà Vinh) nôn ói dữ dội nên thân nhân nhờ hàng xóm đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, khi đến 5 cơ sở y tế đều không nơi nào tiếp nhận điều trị. Ông D. được đưa về và tử vong tại nhà trọ ở TP.Dĩ An.
Theo người nhà bệnh nhân, họ gọi cấp cứu nhưng không có ai nghe máy nên nhờ mọi người dùng xe tải chở ông D. đến bệnh viện. Khi đến Trung tâm Y tế TP.Dĩ An, cơ sở này từ chối tiếp nhận với lý do đang điều trị bệnh nhân Covid-19.
Tại địa điểm thứ hai là Phòng khám Ngọc Hồng, ông D. được xét nghiệm nhanh nCoV và có kết quả âm tính. Tuy nhiên, sau khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh, bác sĩ cho rằng tình trạng của ông D. quá nặng, vượt khả năng của phòng khám nên đề nghị cho ông D. chuyển viện lên tuyến trên.
Sau đó, mọi người đưa ông D. đến Bệnh viện Quân đoàn 4, Bệnh viện Đa khoa An Phú và Phòng khám Đa khoa tư nhân Nam Anh. Tuy nhiên, tất cả cơ sở y tế trên không tiếp nhận bệnh nhân với lý do các bác sĩ đi chống dịch Covid-19, không đủ trang thiết bị để cấp cứu.
Đến 1h ngày 14/8, khi không nơi nào chịu nhận bệnh nhân, ông D. được đưa về nhà trọ và qua đời 3 giờ sau.
Được biết, khi xảy ra vụ việc dư luận rất bức xúc bởi trước đó vài ngày Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị; cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở khám, chữa bệnh nếu vi phạm.
Duy trì hoạt động khám, chữa bệnh thường quy của tối thiểu 50% số bệnh viện tuyến tỉnh và 50% số bệnh viện tuyến quận, huyện để thu dung điều trị các ca bệnh cấp tính theo chuyên khoa và quản lý điều trị ca bệnh mạn tính đang được quản lý tại các bệnh viện bị phong tỏa hoặc bệnh viện được huy động thành bệnh viện điều trị Covid-19.
Duy trì việc theo dõi, điều trị cho người bệnh có lịch hẹn tái khám nhưng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phong tỏa, cách ly y tế hoặc nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch và không tiếp nhận người bệnh được; Hoặc người bệnh trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội, hoặc cách ly y tế không tới được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lịch tái khám:
Đối với người bệnh có thẻ BHYT, đề nghị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 6373/BYT-BH ngày 6/8/2021 về việc hướng dẫn thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch Covid-19.
Còn với người bệnh không có thẻ BHYT đề nghị Sở Y tế tham khảo hướng dẫn tại công văn 6373/BYT-BH để hướng dẫn và giao trách nhiệm cho các bệnh viện trên địa bàn hỗ trợ điều trị cho bệnh viện thuộc khu vực phong tỏa, cách ly y tế hoặc nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch và không tiếp nhận người bệnh được.
Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bộ Y tế hướng dẫn đối với người mắc bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định, thực hiện khám bệnh, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1 đến 3 tháng, đồng thời phải đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho người bệnh theo kê đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo.
-
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024