-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
11.321 người mắc Covid-19, 7.428 ca cộng đồng
Tính từ 18h30 ngày 20/8 đến 18h ngày 21/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca ghi nhận trong nước (7.428 ca cộng đồng).
Năm tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).
Các địa phương có số lượng ca mới ở ngưỡng 3 con số: Tiền Giang (589), Đồng Nai (551), Long An (393), Đà Nẵng (197), Đồng Tháp (109), Cần Thơ (100).
Ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19.
Như vậy, trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 2.767 ca.
Cụ thể, Bình Dương tăng 2.400 ca, TP.HCM tăng 709 ca, Tiền Giang tăng 222 ca, Đồng Nai giảm 135 ca, Long An tăng 26 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 336.707 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, nước ta đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.425 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 332.626 ca, trong đó có 137.313 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Về tình hình điều trị, 7.272 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 21/8. Tổng số ca được điều trị khỏi: 140.087 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 687 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến ngày 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới. Số ca tử vong trong ngày hôm nay chưa cập nhật do Tiểu ban Điều trị chưa chuyển số liệu.
Trong ngày 20/8, 190.681 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 16.494.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.
Hà Nội phát hiện 64 ca mắc mới
Chiều 21/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 12 giờ đến 18 giờ ngày 21/8, Hà Nội ghi nhận 14 ca mắc mới trong đó 1 ca tại cộng đồng và 13 ca trong khu cách ly.
Như vậy tính từ 18 giờ ngày 20/8 đến 18 giờ ngày 21/8, Hà Nội ghi nhận 64 ca trong đó 28 ca ghi nhận tại cộng đồng, 36 ca ghi nhận tại khu cách ly.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4, từ ngày 27/4/2021 là 2.554 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.305 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.249 ca.
Để phòng chống dịch, ngày 21/8, UBND TP.Hà Nội ban hành Công điện số 19/CĐ-UBND về việc tăng cường các biện pháp thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, UBND Thành phố yêu cầu tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 06h giờ 00 ngày 6/9/2021 trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch Covid-19.
Siết chặt công tác quản lý phòng chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích…nhất là trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, ngày cuối tuần.
Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ di biến động của người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gồm hoạt động tham gia giao thông, hoạt động của các cơ quan, công sở, sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; đảm bảo an toàn phòng chống dịch và chỉ được hoạt động trong các khung giờ quy định; tuân thủ việc khai báo bằng mã QR Code, quy định phòng chống dịch của Thành phố; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Công điện cũng nêu rõ yêu cầu người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội để phòng chống dịch tại Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh.
Kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội.
Đây là thời điểm then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác phòng chống dịch, mỗi người dân Thủ đô là một chiến sĩ, mỗi gia đình, tổ dân phố, thôn, xóm, cơ quan, doanh nghiệp… là một pháo đài chống dịch.
Chỉ một hành động chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, có thể phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, an ninh trật tự của Thành phố và sinh kế, sức khỏe, tính mạng của người dân và cộng đồng. Đề nghị mọi người dân và tổ chức, doanh nghiệp chấp hành nghiêm; tham gia đồng hành thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch của Thành phố.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Trung ương và Thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội; siết chặt việc cấp và quản lý giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, đảm bảo đúng đối tượng và quy định của Thành phố; chịu trách nhiệm trước chính quyền Thành phố và pháp luật trong trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Hà Nội thêm 21 ca mắc Covid-19 mới, riêng khi Linh Đàm 3 ca
Trưa 21/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, 21 ca mắc mới ghi nhận trong trưa nay có 9 ca tại cộng đồng và 12 ca trong khu cách ly.
Trong đó riêng khu chung cư HH4C Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, có thêm 3 người dương tính với Sars-Cov-2.
Tính từ ngày 29/4 đến nay, số mắc ghi nhận tại TP.Hà Nội là 2.540 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.304 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.236 ca.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nguy cơ của Hà Nội hiện vẫn rất cao, kết quả sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng.
Do đó, việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Ngoài ra, những nguy cơ lây nhiễm từ ngân hàng, bưu điện, shipper, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị..., cũng cần được tập trung giải quyết, không để lây lan từ đây.
Theo ông Phu, nhìn chung, tình hình dịch ở Hà Nội vẫn kiểm soát được. Nhưng trước nguy cơ tiềm ẩn và biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, dịch Covid-19 tại Thành phố còn phức tạp.
Cho phép lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để mua vắc-xin Pfizer
Theo quyết định do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành, Chính phủ chấp thuận hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điều 26 Luật Đấu thầu, đối với việc mua bổ sung xấp xỉ 20 triệu liều vắc-xin Pfizer.
Trong quyết định này, Chính phủ giao Bộ Y tế tổ chức thực hiện việc mua vắc-xin phòng Covid-19 theo đúng quy định của pháp luật để có vắc-xin sớm nhất có thể, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.
Với 2 hợp đồng ký cho đến nay, Việt Nam sẽ mua tổng cộng 51 triệu liều Pfizer, vắc-xin đã về hằng tuần từ tháng 7 vừa qua. Gần 20 triệu liều mua bổ sung này là vắc-xin dành cho trẻ vị thành niên 12-17 tuổi.
Như vậy đến cuối năm 2021, Việt Nam có thể sẽ triển khai tiêm ngừa cho nhóm tuổi này. Theo Bộ Y tế, hiện có khoảng 9 triệu trẻ 12-17 tuổi.
Thủ tướng giao Bộ Y tế xem xét cấp phép thêm vắc-xin Covid-19 từ UAE
Ngày 20/8, Văn phòng Chính phủ có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao. Theo đó, Chính phủ đã nhận được văn bản của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex ngày 17/8, đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận và chỉ đạo Bộ Y tế thẩm định nhanh hồ sơ đăng ký khẩn cấp vắc-xin Hayat-Vax cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh.
Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra để hướng dẫn và thực hiện nhất quán việc quản lý nhà nước, bao gồm kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí theo quy định.
Thủ tướng cũng giao Bộ Ngoại giao xem xét, kiểm tra, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao nhập khẩu vắc-xin.
Vắc-xin ngừa Covid-19 phía Vimedimex xin cấp phép khẩn cấp có tên Hayat-Vax, sản xuất tại UAE, hợp tác với hãng Sinopharm của Trung Quốc. Đây là vắc-xin nội địa đầu tiên của UAE cũng như các quốc gia Ả Rập.
UAE bắt đầu sản xuất vắc-xin Hayat-Vax từ tháng 3 vừa qua với công suất ban đầu là 2 triệu liều/tháng và sắp tới nâng lên gần 20 triệu liều/tháng.
WHO đã cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin Sinopharm vào tháng 5 vừa qua với hiệu quả đạt hơn 78%. Tại Việt Nam, vào ngày 3/6 vừa qua, Sinopharm là vắc-xin thứ 3 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Hiện tại, Việt Nam cấp phép 6 loại vắc-xin gồm: Astra Zeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson. Với Sinopharm, Việt Nam đã nhận 2,5 triệu liều để thực hiện tiêm chủng cho người dân.
Cơ sở đào tạo sức khỏe hoãn khai giảng để chống dịch
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe điều chỉnh kế hoạch đào tạo năm học 2021-2022 để huy động tập trung tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Văn bản của Bộ Y tế cho biết trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp và khó lường, các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành y dược đã huy động số lượng lớn cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên và học sinh tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch trên toàn quốc.
Để tiếp tục chủ động ứng phó kịp thời và phòng, chống dịch có hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:
Các cơ sở tiếp tục tổ chức tập huấn để cập nhật đầy đủ kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch Covid-19, lấy mẫu và xét nghiệm, truy vết, cách ly, phòng, chống nhiễm khuẩn và phân luồng tiếp nhận, cấp cứu, chăm sóc người bệnh Covid-19.
Tất cả cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên và học sinh của nhà trường được hướng dẫn chẩn đoán điều trị, phân loại nguy cơ, quy trình chăm sóc người bệnh Covid-19, tiêm chủng các loại vắc-xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế. Các cơ sở đảm bảo thực hiện đúng và an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch.
Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn nhân lực và chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch khi được Bộ Y tế và các địa phương huy động.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, các nhà trường lập danh sách cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch gửi về Cục Khoa học công nghệ và đào tạo trước ngày 26/8 để cục tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ.
Cũng tại văn bản này, để đảm bảo ưu tiên cho việc huy động và tham gia công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn này, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở giáo dục có đào tạo khối ngành sức khỏe tạm hoãn thi, tạm hoãn khai giảng năm học mới. Mục đích là để tập trung cho công tác tập huấn phòng, chống dịch và sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch khi có yêu cầu.
Theo Bộ Y tế, với số lượng ca bệnh tăng nhanh chóng, TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam phải tập trung cho công tác điều trị. Để hỗ trợ TP.HCM và tỉnh, thành phía Nam phòng, chống dịch Covid-19, tính riêng đợt dịch lần thứ 4, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử hơn 13.000 cán bộ y tế tham gia chống dịch.
Trong số này, Bộ Y tế đã điều động 11.411 cán bộ y tế tham gia chống dịch Covid-19 tại TP.HCM và các địa phương khu vực phía Nam gồm có 1.054 bác sĩ, 2.145 điều dưỡng và 6.008 giảng viên, sinh viên từ các trường y.
Các tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử hơn 1.700 nhân viên y tế, với hơn 400 bác sĩ và hơn 1.200 cán bộ y tế, tình nguyện viên
Số còn lại là các nhân viên trợ giúp công tác hành chính, hậu cần, truy vết... hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu xét nghiệm.
Hà Nội có 29 ca Covid-19, trong đó Đống Đa 20 ca
Sáng 21/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, 29 ca mắc mới được ghi nhận từ 18 giờ ngày 20/8 đến 6 giờ ngày 21/8, gồm 18 ca tại cộng đồng và 11 ca trong khu cách ly, phong tỏa.
Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2519 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1295 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1224 ca.
Tính đến 6 giờ sáng nay, toàn TP đã lấy được 753.597 mẫu để xét nghiệm diện rộng, trong đó có 295.389 mẫu có kết quả âm tính, 42 mẫu dương tính, số mẫu còn còn lại đang chờ kết quả.
Số mẫu dương tính đều thuộc đối tượng sống trong khu vực nguy cơ cao. Cụ thể, khu vực phong tỏa lấy 55.250 mẫu, số mẫu âm tính là 20.177; khu vực nguy cơ lấy 345.902 mẫu, số mẫu âm tính là 132.678, dương tính là 42; đối tượng nguy cơ cao lấy 352.443 mẫu, số mẫu âm tính là 142.534.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả