-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca mắc Covid-19 đạt đỉnh dịch mới
Ngày 25/8, Việt Nam có tổng cộng 12.096 ca nhiễm mới, gồm người nhập cảnh và 12.093 trường hợp ghi nhận trong nước.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 369.267 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.756 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ 27/4 đến nay), số bệnh nhân ghi nhận trong nước là 365.152 ca, trong đó, 159.501 người đã được công bố khỏi Covid-19.
Năm tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (184.872), Bình Dương (77.053), Đồng Nai (19.110), Long An (18.586), Tiền Giang (7.836).
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 279.349 xét nghiệm cho 407.187 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay là 9.999.802 mẫu cho 28.710.154 lượt người.
Tối 25/8, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm các ca tử vong.
Tổng số người tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 24/8 là 9.014 ca. Số lượng này chiếm 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Trong ngày 23/8, 275.085 liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm tại Việt Nam. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 17.647.353 liều, trong đó, 15.725.040 người đã được tiêm mũi 1, số người được tiêm đủ 2 mũi là 1.922.313.
Hà Nội: Ổ dịch ở Thanh Xuân diễn biến phức tạp
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 25/8, Thành phố vừa ghi nhận thêm 39 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 36 người tại cộng đồng, 3 trường hợp còn lại trong khu cách ly.
Như vậy, trong ngày 25/8, thành phố có thêm 93 người dương tính với virus. Con số này cao hơn nhiều lần so với các ngày trước đó: 24/8 (33), 23/8 (12), 22/8 (4), 21/8 (28)...
Trong 36 trường hợp nhiễm virus tại cộng đồng, 30 người có địa chỉ tại khu vực đã phong tỏa là Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Đây là ổ dịch mới ghi nhận có diễn biến phức tạp trong những ngày vừa qua tại Hà Nội.
Sở Y tế Hà Nội thống kê trong 3 ngày từ 23 đến 25/8, địa bàn phường Thanh Xuân Trung đã ghi nhận tổng cộng 73 ca nhiễm SARS-CoV-2. Các trường hợp này chủ yếu tập trung tại ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, liên quan các chợ, siêu thị thuộc địa bàn.
Sáu trường hợp còn lại được phát hiện trong cộng đồng có địa chỉ tại Ngũ Hiệp, Tân Triều (Thanh Trì); Yên Nghĩa (Hà Đông); Minh Khai (Hai Bà Trưng) và An Thượng (Hoài Đức).
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 2.770 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 1.425 người được phát hiện ngoài cộng đồng, 1.345 trường hợp còn lại đã cách ly.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ở Thanh Xuân đã có 10/11 phường ghi nhận ca bệnh Covid-19 ở 10/11 phường. Riêng ở ổ dịch tại ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung đến nay đã ghi nhận 42 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Sở Y tế đề nghị quận Thanh Xuân tăng cường lực lượng, bố trí chốt trực ở các ngách trong các khu phong tỏa ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi; thành lập ít nhất 15 tổ giám sát covid-19 để thực hiện kiểm soát, kịp thời lẫy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần để nhanh chóng bóc tách F0 khỏi cộng đồng.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, qua đánh giá sơ bộ, ở vùng lân cận nơi phát sinh ca bệnh trong ổ dịch này, có thể có nguồn lây là người bán rau thường xuyên đến chợ đêm Ngã Tư Sở. Ông Tuấn đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ đêm Ngã Tư Sở để sàng lọc nguy cơ.
Kiểm tra việc thực hiện giãn cách trong khu phong tỏa tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho rằng, một số người dân vẫn đi lại trong khu phong tỏa chính là những “lỗ hổng” trong “vùng đỏ”. Chủ tịch yêu cầu bố trí các chốt trực thành 3 lớp, đảm bảo nghiêm giãn cách, người dân trong khu vực cách ly y tế không tiếp xúc với người khác, không ra khỏi nhà, không ra khỏi vùng cách ly.
Pfizer cung cấp thêm 20 triệu liều vắc-xin
Pfizer/BioNTech đã ký thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam để cung cấp thêm 20 triệu liều vắc-xin Covid-19, dự kiến được giao trong năm 2021.
Việc phân phối vắc-xin tại Việt Nam sẽ do Bộ Y tế chủ trì, thông tin từ Pfizer cho biết. Như vậy, tổng số liều do công ty cung cấp cho Việt Nam theo thỏa thuận cung cấp hiện có được nâng lên 51 triệu liều.
Theo Công ty Pfizer, những liều vắc-xin bổ sung sẽ giúp chính phủ Việt Nam đảm bảo việc tiếp cận vắc-xin rộng rãi cho người dân nhằm chống lại đại dịch Covid-19.
Trước đó, Việt Nam đạt được thỏa thuận mua vắc-xin Covid-19 từ Pfizer với 31 triệu liều. Lô hàng đầu tiên về ngày 7/7 và dự kiến về hàng tuần. Tuy nhiên, trong hơn 1 tháng qua, Việt Nam mới nhận hơn 1,2 triệu liều.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ thông quan nhanh nhất cho lô vắc-xin Covid-19 của Pfizer để không ảnh hưởng đến chất lượng.
Vắc-xin Pfizer được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp có điều kiện từ ngày 12/6 với các lô sản xuất tại Bỉ và Đức. Ngày 21/8, Việt Nam tiếp tục cấp phép bổ sung thêm vắc-xin Pfizer sản xuất từ Mỹ.
Tính đến nay, Bộ Y tế cho biết đã thực hiện tiêm hơn 15,7 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19. Trong đó, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin là hơn 1,92 triệu người.
Thêm 12.093 người mắc Covid-19 tại 36 tỉnh, thành.
***
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội sáng 25/8, Thành phố vừa ghi nhận thêm 4 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trong số 4 bệnh nhân mới được phát hiện có 2 người tại cộng đồng, 2 trường hợp còn lại trong khu cách ly.
Hai người được phát hiện tại cộng đồng nhiễm nCoV có địa chỉ ở Phú Cường, Sóc Sơn. Hai bệnh nhân là mẹ (58 tuổi) và con gái (13 tuổi) của một trường hợp F0 được ghi nhận trước đó. Ngày 24/8, họ được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus.
Tại khu cách ly tập trung, Thành phố cũng vừa ghi nhận 2 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 là bà T.T.M. (70 tuổi) và chị Đ.T.H. (41 tuổi).
Trước đó, bệnh nhân cùng trú tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, trở thành F1 sau khi tiếp xúc một trường hợp F0 và được đưa đi cách ly tập trung. Ngày 24/8, cả 2 người này xuất hiện triệu chứng của bệnh và có kết quả xét nghiệm lần 2 dương tính với nCoV.
Như vậy, từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 2.681 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 1.354 người được phát hiện ngoài cộng đồng, 1.327 trường hợp còn lại đã cách ly.
Sau 2 ngày có số lượng người nhiễm virus giảm là 23/8 (36), 22/8 (20), hôm qua (ngày 24/8), Hà Nội tiếp tục ghi nhận các trường hợp dương tính với Covid-19 tăng cao trở lại với 67 ca được ghi nhận.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị xét công nhận liệt sĩ cho 2 nhân viên tử vong vì Covid-19
Chiều tối 24/8, Sở Y tế TP.HCM có công văn 5979/SYT-TCCB gửi Bộ Y tế và UBND TP.HCM để đề nghị xét công nhận liệt sĩ đối với cán bộ y tế tử vong khi tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Hai người tử vong trong quá trình tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 là Bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn (SN 1961), Trưởng Trạm Y tế xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè và điều dưỡng hạng IV Trần Thị Phương Hằng.
Từ ngày 20/5, tại huyện Nhà Bè xuất hiện những ca nhiễm Covid-19. Bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn đã cùng với tất cả nhân viên Trạm Y tế xã Phước Lộc thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm.
Đến ngày 11/7, bác sĩ Nhẫn xét nghiệm có kết quả PCR dương tính với virus SARS-CoV-2, nên được chuyển vào Bệnh viện Hồi sức Covid-19 Thủ Đức để điều trị. Đến ngày 4/8, bác sĩ Nhẫn qua đời vì Covid-19.
Đối với điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng (SN 1979), làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ngày 27/7, Bệnh viện Nhân dân Gia Định chuyển Khoa Hồi sức tích cực thành Khoa Hồi sức Covid-19. Điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng tiếp tục nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 31/7, chị Hằng có kết quả xét nghiệm PCR dương tính SARS-CoV-2, được đưa vào Bệnh viện Hồi sức Covid-19 để điều trị.
Ngày 13/8, chị Hằng được xuất viện sau khi xét nghiệm cho ra các kết quả đủ điều kiện về nhà. Chị Hằng xin được về nhà mẹ ở tỉnh Đồng Nai để tiếp tục tự cách ly theo quy định. Khi về đến Đồng Nai, chị Hằng khó thở và được chở vào Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc cấp cứu, nhưng tử vong.
Đưa robot vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại TP.HCM
Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Trung ương Huế (Trung tâm nằm trong khuôn viên Bệnh viện Dã chiến 14 TP.HCM) triển khai những thiết bị hiện đại nhất để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, trong đó có robot.
GS.Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế cho biết, máy thở, ô-xy, robot lẫn các thiết bị khác đã lắp đặt hoàn chỉnh và chạy thử, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Tất cả y bác sĩ đều đã xác định làm việc với tinh thần cao nhất.
Hiện đã có gần 400 y bác sĩ có mặt tại Trung tâm, trong đó lực lượng chủ lực là các y bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế. Bên cạnh đó còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Đa khoa Trung ương Quảng Nam…
Trong giai đoạn đầu Trung tâm sẽ tiếp nhận bệnh nhân một cách nhịp nhàng để đảm bảo các hệ thống máy thở, máy theo dõi sinh tồn hoạt động ổn định. Khi Trung tâm hoạt động thông suốt thì sẽ tiếp nhận lượng bệnh nhân nặng rất lớn. Các phác đồ điều trị được làm theo đúng chỉ dẫn của Bộ Y tế nên hy vọng rằng sẽ giành giật lại được nhiều sự sống cho người bệnh.
Theo Trưởng phòng Quản lý phòng bệnh và Cơ sở vật chất, Bệnh viện Trung ương Huế Huỳnh Phúc Minh cho biết thêm, Trung tâm được phân chia thành 4 nhóm giường, 90 bệnh nhân giường hồi sức nguy kịch, 162 giường bệnh nhân hồi sức nặng, 252 giường bệnh nhân thoát hồi sức và bệnh nhân nặng phải thở oxy, 100 giường bệnh nhân theo dõi. Ngoài ra còn 8 giường cấp cứu và đón bệnh. Các trang thiết bị tối tân nhất quy tụ tại đây sẽ là “vũ khí” quan trọng điều trị cho người bệnh.
Robot này giúp y bác sĩ giảm áp lực khi hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, tránh bị lây nhiễm trong quá trình điều trị cũng như góp phần giảm lây lan Covid-19 ra cộng đồng. Robot do bác sĩ Huỳnh Thúc Minh trực tiếp nghiên cứu, sản xuất tại Bệnh viện Trung ương Huế và 3 con robot như vậy được đưa tới Trung tâm.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025