-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Hơn 10.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Theo Bộ Y tế, trong ngày 2/9 cả nước có 13.197 người mắc Covid-19, TP.HCM có 5.963 ca.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 482.497 ca, trong đó có 256.550 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày, số bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19 là 10.602. Tổng số ca được điều trị khỏi: 259.324 người.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.443 ca, trong đó: Thở ô-xy qua mặt nạ: 4.145, thở ô-xy dòng cao HFNC: 1.238, thở máy không xâm lấn: 176, thở máy xâm lấn: 858, ECMO: 26.
Trong ngày, Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 271 ca tử vong tại TP.HCM (197), Bình Dương (34), Đồng Nai (8), Tiền Giang (7), Đồng Tháp (6), Đà Nẵng (4), Trà Vinh (3), Nghệ An (2), Hà Nội (1), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Thừa Thiên Huế (1).
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho biết do nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu của Bệnh viện dã chiến Phú Thọ (bệnh nhân cư trú tại Phú Thọ, tử vong do tai nạn giao thông tại Phú Thọ), Tiểu ban Điều trị xin đính chính Lào Cai không có ca tử vong vào ngày 1/9.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.138 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).
Trong ngày 1/9, thêm 302.074 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 20.542.325 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.660.772 liều, tiêm mũi 2 là 2.881.553 liều.
Trong ngày, Bộ Y tế đã tổ chức họp xây dựng hướng dẫn để TP.HCM và các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/TTg trở lại trạng thái bình thường mới.
Hà Nội phát hiện 39 người nhiễm Covid-19
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 2/9, Thành phố vừa ghi nhận thêm 8 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy, ngày 2/9, Hà Nội có tổng cộng 39 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, hai ca nhiễm được phát hiện tại cộng đồng cùng một ổ dịch mới tại Thanh Xuân Nam.
Riêng ổ dịch Thanh Xuân, từ ngày 23/8 đã có tổng cộng 393 người dương tính với SARS-CoV-2.
Ngoài các ổ dịch thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội còn tồn tại một số khu vực có diễn biến dịch phức tạp như Văn Miếu (109 ca nhiễm), Văn Chương (89), ngõ 24 Kim Đồng (46), chợ Ngọc Hà (16), Tân Lập (16).
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 3.366 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.
Bộ Y tế đề nghị ưu tiên đặc biệt việc vận chuyển ô-xy y tế
Theo Bộ Y tế, thời gian qua cơ quan này thường xuyên nhận được phản ánh về việc các xe vận chuyển trang thiết bị y tế và đặc biệt là ô-xy y tế không được lưu thông để kịp thời cung ứng cho các bệnh viện, cơ sở y tế tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.
Từ đó, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương có giải pháp, cơ chế ưu tiên đặc biệt: Vận chuyển 24/24 giờ, được phép ra/vào và đi qua các cung đường cấm của các tỉnh/thành phố, đặc biệt là khu vực đang có dịch bùng phát.
Đối với tài xế, nhân viên đi cùng đã thực hiện đảm bảo đầy đủ các biện pháp an toàn phòng chống dịch được vận chuyển, cung ứng, lắp đặt trang thiết bị y tế và đặc biệt là ô-xy y tế cho bệnh viện, cơ sở y tế tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn hoặc tới các vùng đang có dịch bệnh.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương khẩn trương điều chỉnh thời hạn yêu cầu kết quả đối với Giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 cho lái xe, nhân viên tham gia vận chuyển, lắp đặt trang thiết bị y tế và ô-xy y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc này tránh các quy định chồng chéo, gây chậm trễ, đứt gãy nguồn cung ứng vật tư, thiết bị y tế, đặc biệt là ô-xy y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Bình Dương triển khai tiêm 1 triệu liều vắc-xin Vero Cell
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, tất cả vắc-xin được triển khai tiêm cho người dân hiện nay đều đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng nhận, cho phép lưu hành. Bộ Y tế, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã kiểm định an toàn, cấp phép lưu hành.
Theo báo cáo của Sở Y tế, vắc-xin Vero Cell đã được triển khai tiêm 16.000 liều tại Bình Dương theo thứ tự ưu tiên: Chuyên gia Trung Quốc, du học sinh, doanh nghiệp, người lao động tại các doanh nghiệp Trung Quốc... Trong đó chỉ có 1 trường hợp phản ứng nhẹ. Sức khỏe trường hợp này trở lại bình thường sau thời gian ngắn theo dõi tại nơi tiêm chủng.
Bình Dương là địa phương đứng thứ hai sau TP.HCM chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 với số ca mắc vượt mốc 110.000 ca (gần 5% dân số), từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đến nay. Trước đó tỉnh Bình Dương đã tiêm 991.841 liều vắc-xin (gồm 947.321 mũi 144.520 mũi 2).
Hỏa tốc lập trung tâm hồi sức quốc gia
Đặc biệt, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khẩn trương triển khai kế hoạch thành lập Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia đặt tại cơ sở 2 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội đôn đốc củng cố khoa Hồi sức tích cực và chuẩn bị giường bệnh hồi sức tích cực điều trị Covid-19. |
Để chuẩn bị cơ sở điều trị hồi sức cho bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch khu vực phía Bắc, ngoài yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tăng số giường hồi sức, Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thiết lập và đưa vào vận hành Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 quy mô 500 giường ở quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành Quyết định số 3616 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng”.
Đề án có giao nhiệm vụ cho các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm rà soát, củng cố, đầu tư khoa hồi sức tích cực hiện có hoặc nâng cấp thành lập mới khoa hồi sức tích cực từ khoa nội, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm.
Mục tiêu thành lập những trung tâm này là nâng cao năng lực điều trị Covid-19, nhất là các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch, giảm tối đa số ca tử vong.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang rất phức tạp, thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị thủ trưởng các đơn vị khẩn trương triển khai nhiệm vụ được phân công theo Đề án, chuẩn bị hệ thống ô-xy trung tâm, khí nén, khí hút, bồn chứa ô-xy…, và giường bệnh hồi sức tích cực.
Đồng thời, bố trí, sắp xếp lại hoạt động các khoa, phòng theo phương án “bệnh viện chia đôi”, dành khoảng 60% giường bệnh để tiếp nhận người bệnh điều trị thường quy, đồng thời dành khoảng 40% giường bệnh sẵn sàng cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị người bệnh Covid-19 (theo đặc thù phạm vi hoạt động chuyên môn và cơ sở hạ tầng của từng bệnh viện).
Hà Nội phát hiện 3 người dương tính với Covid-19 trong cộng đồng
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội sáng 2/9, thành phố vừa ghi nhận thêm 5 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 3 người tại cộng đồng, 2 trường hợp còn lại trong khu cách ly, vùng phong tỏa.
Ba trường hợp được phát hiện tại cộng đồng gồm:
V.H.N., nữ, 8 tuổi, địa chỉ ở Trung Phụng, Đống Đa. Ngày 31/8, N. có triệu chứng sốt và được đưa tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Kết quả xét nghiệm xác định N. dương tính với Covid-19.
Bà N.N.K., 67 tuổi, địa chỉ ở Cát Linh, Đống Đa. Người này bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi khoảng một tuần trước. Ngày 1/9, bà K. đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Anh Đ.X.N., 19 tuổi, có địa chỉ ở Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân. Ngày 28/8, người này có triệu chứng sốt, ho. Anh N. chủ động khai báo y tế và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngày 1/9.
Thời gian qua, Hà Nội ghi nhận một số ổ dịch có diễn biến phức tạp như Thanh Xuân Trung (từ 23/8) đã có 382 ca nhiễm, Văn Miếu (từ 30/7) với 107 người, Văn Chương (từ 17/7) có 89 trường hợp, ngõ 24 Kim Đồng (từ 24/8) với 45 người.
Mới nhất, ổ dịch tại chợ Ngọc Hà và Tân Lập đều được phát hiện từ ngày 28/8 đến nay đã ghi nhận mỗi nơi 16 trường hợp dương tính với Covid-19. Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 3.332 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.
Kiểm soát dịch Covid-19, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ
Ngày 1/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19.
Để tăng cường triển khai nghiêm, triệt để các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hạn chế nảy sinh nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát, đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch từ kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, Bộ trưởng Y tế chỉ thị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm Covid-19.
Các đơn vị thực hiện sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức chăm sóc, điều trị người bệnh toàn diện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống Covid-19 tại các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện; tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị.
Các cơ sở tổ chức trực cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19; tổ chức an toàn tiêm chủng tại bệnh viện. Đảm bảo nhân lực, vật tư, thiết bị y tế, thuốc phục vụ điều trị người bệnh theo các tình huống diễn biến dịch; có phương án vận chuyển, chuyển tuyến khi cần thiết.
Các cơ sở tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 tiếp tục cập nhật, thực hiện phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết để điều trị người bệnh Covid-19, nhất là về nhân lực, giường bệnh, máy thở, ô-xy y tế, thuốc điều trị.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tiếp tục thực hiện tốt công tác điều phối, chuyển tuyến đảm bảo kịp thời, hiệu quả, nhất là với các bệnh nhân có diễn biến nặng. Kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc.
Bộ trưởng Y tế cũng yêu cầu tăng cường tập huấn cho cán bộ y tế về chăm sóc, điều trị người bệnh Covid-19, hồi sức cấp cứu, sử dụng máy thở; tập huấn về lấy mẫu, xét nghiệm; thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm chéo. Chuẩn bị nhân lực sẵn sàng chi viện cho các địa phương.
Đối với công tác y tế dự phòng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng, trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt hoạt động y tế trong khu vực cách ly.
Đẩy mạnh công tác xét nghiệm tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách. Vùng nguy cơ cao, nguy cơ rất cao phải xét nghiệm 2-3 ngày/lần; đối với vùng vàng, vùng xanh thực hiện xét nghiệm ít nhất 1 lần.
Tiếp tục tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ để đảm bảo tiến độ xét nghiệm. Hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.
Chủ động, sẵn sàng triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc-xin ngay khi được phân bổ, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ và an toàn tiêm chủng.
Bộ trưởng Y tế cũng cho biết TP.HCM, tỉnh Bình Dương và các địa phương đang triển khai trạm y tế lưu động, tiếp tục tăng cường thực hiện và vận hành hiệu quả mô hình này; thực hiện tốt chương trình điều trị có kiểm soát người mắc Covid-19 tại nhà, cộng đồng và triển khai gói chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà.
Các địa phương khác chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai trạm y tế lưu động; đảm bảo đủ máy thở, oxy y tế, giường bệnh, thuốc điều trị…, đối với các cơ sở điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn.
Có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản phòng chống dịch theo các tình huống cụ thể, nhất là các tình huống khi dịch bệnh bùng phát trên địa bàn trong thời gian nghỉ lễ.
Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện ứng trực 24/24 đối với lực lượng tham gia chống dịch trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý vấn đề phát sinh trước diễn biến dịch bệnh; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Xử lý nghiêm các đơn vị lợi dụng dịch Covid-19 tăng giá thuốc
Ngày 1/9, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, đã có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế cho biết thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp tích cực, hỗ trợ cho cộng đồng, cung cấp kịp thời thuốc phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân đã kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng của thuốc; tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19. Các trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm.
Khi phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, các đơn vị phải kịp thời lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo hệ thống cơ quan giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn tăng cường lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với các thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19 cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả