-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Nước ta có thêm hơn 15.000 ca Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 15.586 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 27 ca nhập cảnh và 15.559 ca ghi nhận tại 57 tỉnh, thành phố. Hà Nội vẫn là địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước.
So với ngày trước đó, số mắc ghi nhận trong 24 giờ qua đã giảm 583 ca.
Các địa phương ghi nhận số ca giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Cà Mau (giảm 499 ca), Phú Yên (giảm 161 ca), Bình Định (giảm 156 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hải Phòng (tăng 406 ca), TP.HCM (tăng 206 ca), Tiền Giang (tăng 180 ca).
Trung bình số ca mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.995 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.636.455 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người, có 16.595 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca mới ghi nhận trong nước là 1.630.851 ca, trong đó có 1.226.867 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Hiện 1 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (499.513), Bình Dương (289.933), Đồng Nai (96.621), Tây Ninh (69.666), Long An (40.015).
Hơn 14.000 F0 khỏi bệnh
Theo Bộ Y tế, trong ngày có thêm 14.423 bệnh nhân được công bố khỏi trong ngày 25-12, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 1.229.684. Ngoài ra, hiện có 7.762 bệnh nhân nặng đang điều trị.
Về số bệnh nhân tử vong, tính từ 17h30 ngày 24/12 đến 17h30 ngày 25/12, cả nước ghi nhận 241 ca tử vong tại 22 tỉnh, thành phố. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 237 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.007 ca, chiếm 1,9% tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tổng số tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Hà Nội: 1.879 ca Covid-19, trong đó có 549 ca tại cộng đồng
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 24/12 đến 18h ngày 25/12, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.879 ca Covid-19 (tăng 45 ca so với ngày hôm qua), trong đó có 549 ca tại cộng đồng, 1.272 ca tại khu cách ly và 58 ca tại khu phong tỏa.
Như vậy, đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca dương tính tại Hà Nội tăng mạnh tới trên 1.800 ca/ngày. Các bệnh nhân mắc mới phân bố tại 350 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (207); Đống Đa (166); Long Biên (120); Thanh Trì (108); Thanh Xuân (104); Đông Anh (96); Hoàn Kiếm (93). Riêng 549 ca cộng đồng được ghi nhận tại 204 xã, phường thuộc 28/30 quận, huyện.
Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hoàng Mai (60); Thanh Xuân (51); Đống Đa (48); Thanh Trì (46); Long Biên (37); Tây Hồ (30).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4 đến nay) là 37.522 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 13.539 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 23.983 ca.
Trước thực tế số ca mắc đang gia tăng nhanh trong những ngày gần đây, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, chủ động, sẵn sàng ứng phó nhanh, kịp thời, đáp ứng hiệu quả trước mọi diễn biến của dịch.
Đặc biệt, duy trì các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
"Các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, phát triển các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại trong khám và điều trị tại các bệnh viện của thành phố, đặc biệt, cần quan tâm, chú trọng đến phát triển hệ thống y tế cơ sở”, bà Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.
Nhiều tỉnh hoàn thành chỉ tiêu tiêm vắc-xin
Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế vừa phân bổ khoảng hơn 12 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 AstraZeneca và Pfizer nhằm phục vụ công tác tiêm chủng của các địa phương. Trong đó, hơn 6,2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca và gần 6 triệu liều còn lại là vắc-xin Pfizer.
Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ 110 đợt vắc-xin phòng Covid-19 với hơn 166,8 triệu liều cho các địa phương. |
Như vậy, đến thời điểm này, Bộ Y tế đã phân bổ tổng cộng 110 đợt vắc-xin với hơn 166,8 triệu liều.
Theo thống kê của Bộ Y tế đến tối ngày 24/12, tổng số vắc-xin đã được tiêm trên cả nước là 143.520.464 liều. Trong đó tiêm mũi 1 là 76.679.502 liều, tiêm mũi 2 là 64.807.736 liều và tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc lại và mũi 3 của vắc-xin Abdala) là 2.033.226 liều.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định trước khi năm 2021 kết thúc. Đồng thời, việc tiêm trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cũng đang được đẩy nhanh.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 32 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 14 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ 90-95%; 17 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%.
Trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,9%), Quảng Nam (81,5%), Hưng Yên (83,7%), Cao Bằng (84,3%) và Yên Bái (81,5%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vắc-xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 21 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 34 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều từ 70 đến 90%; 8 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều dưới 70%...
Về triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã tiêm được 10.312.960 liều, trong đó có 7.020.377 mũi 1 và 3.292.583 mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin là 77,2% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 36,2% dân số 12 -17 tuổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 71,5% và 22,0%; miền Trung là 59,8% và 23,6%, Tây Nguyên là 72,5% và 1,4%, Miền Nam là 91,1% và 63,9%.
Các tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 2 liều vắc-xin cho nhóm tuổi này là Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Thanh Hóa: Dịch lây lan nhanh tại khu công nghiệp
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, tính từ 16 giờ ngày 23 đến 16 giờ ngày 24/12/2021, qua xét nghiệm 6.438 mẫu bằng phương pháp RT-PCR, cơ quan chuyên môn ở Thanh Hóa ghi nhận thêm 216 người mắc Covid-19, trong đó 79 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng và 137 người từ tỉnh, thành phố bạn về Thanh Hóa đang cách ly.
Cũng trong ngày 24/12, qua tầm soát, xét nghiệm PCR, tại bốn cơ sở sản xuất trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp ở Thanh Hóa phát hiện thêm 15 công nhân lao động dương tính với SARS-CoV-2.
Tính từ ngày 14/10 đến nay, cơ quan chức năng phát hiện 320 công nhân lao động mắc Covid-19, trong đó hiện còn 284 công nhân đang điều trị, cách ly.
Ngay khi phát hiện các ca F0, các cơ quan chuyên môn, quản lý nhà nước phối hợp với doanh nghiệp thần tốc truy vết, tách F0 điều trị, kịp thời khoanh vùng, xử ý ổ dịch, cách ly tập trung F1, test nhanh F2, cho về địa phương khai báo y tế, cách ly tại gia.
Tại thời điểm này có 3.706 công nhân lao động là F1 đang thực hiện cách ly y tế, 1.871 F2 đang cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp, thành phố Thanh Hóa đề nghị các huyện và các phường, xã liên quan có thông báo về trường hợp cách ly, giám sát thực hiện nghiêm cách ly tại gia đình và định kỳ thực hiện xét nghiệm tầm soát F1 trong thời gian cách ly.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp phối hợp doanh nghiệp chủ động triển khai phương án, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phù hợp tình hình, điều kiện thực tế, bảo đảm an toàn để sản xuất.
Các huyện Mường Lát, Thạch Thành, Như Thanh, thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn đã thành lập, kích hoạt cơ sở thu dung, điều trị cách ly tuyến huyện và tại thời điểm này có 2.777 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị ở các tuyến, cơ sở y tế.
Nhân lực y tế cùng các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng nên số lượng người
Nam Định: Hơn 500 F0 chỉ trong 1 tuần
Theo Sở Y tế Nam Định, trong một tuần nay, tỉnh Nam Định đã ghi nhận hơn 500 trường hợp F0. Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng gia tăng, liên quan nhiều địa điểm tập trung đông người như trường học, chợ dân sinh, doanh nghiệp...
Theo số liệu tích lũy, Nam Định có gần 2.800 ca Covid-19, trong đó có gần 1.000 ca trong cộng đồng.
Hiện tỉnh đang cách ly, điều trị 728 ca tại các bệnh viện, trung tâm y tế của 10 huyện, thành phố; chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 479 ca (trong đó 236 ca đã khỏi và xuất viện, 243 ca đang tiếp tục điều trị).
Bản đồ cấp độ dịch của Nam Định cho thấy hiện tại, phân nửa số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã trở thành vùng có nguy cơ trung bình trở lên; trong đó có 104 xã, phường, thị trấn thuộc “vùng vàng”, 4 xã, phường, thị trấn “vùng cam” và 3 xã, phường, thị trấn “vùng đỏ”.
Tại thành phố Nam Định, nguy cơ dịch Covid-19 lan ra khắp thành phố đang đến gần, khi chỉ còn 3/25 xã, phường là “vùng xanh”.
Để ứng phó tình hình này, UBDN tỉnh Nam Định yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; hạn chế, giảm quy mô đám cưới, đám hiếu, đám giỗ; không tập trung đông người, nhất là dịp cuối năm, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.
Đồng thời, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc-xin cho người từ 18 tuổi và trẻ từ 12-17 tuổi. Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận tổng số hơn 2,1 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 từ Trung ương; đã tiêm khoảng 2 triệu mũi vắc-xin cho người từ 18 tuổi trở lên (tỷ lệ người đã tiêm mũi 1 là 88,23%, tỷ lệ người tiêm đủ 2 mũi là 70,21%).
Với trẻ từ 12-17 tuổi, Nam Định đã triển khai tiêm hơn 86.000 mũi vắc-xin, đạt tỷ lệ 55,1% trên tổng số hơn 156.000 trẻ được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý tiêm chủng; ghi nhận tổng số 572 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm, không có trường hợp phản ứng nặng hoặc tử vong.
Đà Nẵng thí điểm điều trị ca F0 tại nhà, giảm áp lực cho tuyến đầu
Triển khai thí điểm điều trị các trường hợp F0 tại nhà trong thời gian qua, Đà Nẵng từng bước duy trì, thành lập thêm nhiều trạm y tế lưu động, hỗ trợ kịp thời các bệnh nhân, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến đầu.
Thời gian qua, số ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng vẫn duy trì ở mức cao, trong số này nhiều bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ, hoặc không triệu chứng. Để giảm áp lực cho các cơ sở điều trị, ngành y tế thành phố đang triển khai thí điểm điều trị ca F0 nhẹ tại nhà, hướng đến triển khai diện rộng trên toàn địa bàn.
Cụ thể, trong giai đoạn thí điểm mỗi quận chọn 1 phường lập trạm y tế lưu động để thực hiện cách ly, điều trị bệnh nhân F0 tại nhà để rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng. Trạm y tế sẽ đặt tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, với đầy đủ thiết bị, nhân lực.
Là địa phương đầu tiên trên địa bàn Đà Nẵng kích hoạt trạm y tế lưu động điều trị ca F0 tại nhà, đến nay phường Thọ Quang (quận Sơn Trà) tiếp nhận, theo dõi, điều trị 12 trường hợp F0 tại nơi cư trú.
Trong 2 ngày đầu, nhân viên y tế sẽ đến nhà đưa thuốc cho bệnh nhân, hỗ trợ nhiệt kế, máy đo SPO2 để theo dõi sức khỏe hằng ngày.
Các bệnh nhân cũng được hướng dẫn khai báo y tế hằng ngày. Sau thời gian 9 ngày, nhân viên y tế sẽ đến lấy mẫu xét nghiệm lại theo quy định. Việc điều trị tại nhà giúp tâm lý của bệnh nhân thoải mái rất nhiều, từ đó bệnh nhân cũng nhanh khỏi bệnh hơn.
Theo bà lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, hiện nay 98% bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nên Đà Nẵng phải phấn đấu đạt tỷ lệ điều trị ca F0 tại nhà trong giai đoạn đầu từ 50-70%.
Đến nay, Đà Nẵng đã điều trị cho 32 ca F0 tại nhà, trong đó, có 20 trường hợp đang điều trị, 1 trường hợp chuyển viện và 11 trường hợp đã khỏi bệnh.
Công tác thí điểm điều trị bệnh nhân F0 tại nhà đáp ứng đúng yêu cầu Bộ Y tế đặt ra, giảm tải áp lực cho các bệnh viện tuyến đầu nhằm tập trung nhân lực điều trị cho các ca nhiễm biến chứng nặng, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Cà Mau sử dụng kết quả xét nghiệm nhanh để xác định ca mắc và khỏi bệnh Covid-19
Cà Mau sẽ cho phép sử dụng kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 để xác định người nhiễm Covid-19 và khỏi bệnh trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, xét nghiệm nhanh lần 1 dương tính thì sử dụng một loại xét nghiệm nhanh khác để xét nghiệm lần 2, nếu vẫn dương tính thì khẳng định trường hợp đó là F0 mà không phải chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR.
Khi xác định là ca F0, các trạm y tế thực hiện ngay việc phân loại bệnh nhân, đồng thời cử người khảo sát nơi ở, nếu đủ điều kiện thì trình Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định, cho cách ly tại nhà và cấp ngay túi thuốc điều trị cho bệnh nhân F0.
Song hành việc áp dụng kết quả xét nghiệm nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng cho chủ trương xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR đối với các trường hợp: Đối với bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, nơi cư trú: xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 10, nếu có kết quả âm tính hoặc chỉ số Ct>30 thì kết thúc liệu trình điều trị;
Nếu chỉ số Ct<=30 thì kéo dài thời gian điều trị đến ngày thứ 14, sau đó theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi cư trú thêm 7 ngày; và trường hợp theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị. Đối với các trường hợp còn lại thực hiện theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Trong gần 1 tháng qua, tình hình dịch bệnh ở Cà Mau diễn biến phức tạp, ca mắc liên tục gia tăng, có ngày ghi nhận hơn 1.500 ca và nhiều lần đứng ở nhóm đầu cả nước.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả