-
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 15/9: Chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin phòng dịch sởi
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế , từ đầu tháng 12, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, dự kiến hoàn tất đợt tiêm vào quý I/2022. Tuy nhiên, gần đây Bộ Y tế đã điều chỉnh lại hướng dẫn tiêm chủng.
Cụ thể, người đã tiêm đủ hai mũi sẽ được tiêm nhắc lại sau 3 tháng, thay vì chờ 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi hai). Người đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh được tiêm ngay sau khi hoàn thành cách ly y tế theo quy định, thay vì phải chờ đủ 6 tháng như trước. Những người nguy cơ cao, bị suy giảm miễn dịch sẽ được tiêm bổ sung sau 28 ngày, kể từ mũi thứ hai.
Do hướng dẫn của Bộ Y tế có nhiều thay đổi, UBND TP HCM và Sở Y tế đã có hướng dẫn mới cho các địa phương, đơn vị để phù hợp với tình hình. Các đơn vị, sở, ngành đóng ở địa phương nào thì gửi danh sách về địa phương đó để được hỗ trợ tiêm chủng các mũi phù hợp.
Nhóm được ưu tiên số một trong đợt tiêm chủng này vẫn là người nguy cơ cao (có bệnh nền, trên 65 tuổi). Y tế địa phương sẽ đến tận nhà rà soát những trường hợp chưa tiêm, tìm hiểu nguyên nhân, vận động tiêm và tiêm sớm. Hiện một số quận, huyện đã tổ chức tiêm bổ sung cho người suy giảm miễn dịch; tiêm nhắc cho người nguy cơ cao đã tiêm mũi hai đủ ba tháng.
Nhóm công nhân, học sinh, người dân đã hoàn thành hai mũi cơ bản sẽ được lập danh sách để tiêm nhắc toàn dân |
Cũng theo bà Mai, nhóm công nhân, học sinh, người dân đã hoàn thành hai mũi cơ bản sẽ được lập danh sách để tiêm nhắc toàn dân. Sở Y tế phối hợp với các địa phương để lên danh sách tiêm chủng, tổ chức điểm tiêm an toàn.
Thời gian tới, ngành y tế cũng sẽ điều phối nhân sự, tập trung cho chiến dịch tiêm chủng, hồi sức cấp cứu cho các điểm tiêm. Tại cao điểm đợt tiêm chủng trước đây, có những ngày toàn thành phố đã tiêm được 100.000-200.000 mũi, huy động trên 1.400 nhân sự y tế triển khai tiêm chủng. Vì vậy, hiện tại TP.HCM chưa thiếu nhân sự. "Thành phố cố gắng tiêm xong trước Tết nguyên đán 2022", bà Mai nói.
Thông tin thêm về việc tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao, ông Nguyễn Đức Hải (Phó trưởng ban chỉ đạo chống dịch TP.HCM) cho biết, thành phố đã lập danh sách 584.403 người. Trong đó, 7,1% người đã tiêm một mũi; 88,7% người đã tiêm đủ hai mũi. Đặc biệt, 24.420 người chưa tiêm vaccine - chiếm 4,2%. Đến ngày 22/12, Thành phố mới tiêm được gần 4.400 người trong nhóm này (18%).
"Tỷ lệ tiêm được 18% trong nhóm này là chậm, đề nghị ngành y tế tăng tốc tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao", ông Hải đề nghị.
Theo ông Hải, tình hình dịch bệnh tại Thành phố còn phức tạp, mỗi ngày vẫn ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc mới, 40-50 trường hợp tử vong. Dự báo số ca mắc mới và ca dùng máy thở còn nhiều, Thành phố đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương điều phối giữa sản xuất oxy công nghiệp và oxy lỏng.
Thành phố lo thiếu oxy trong tình huống cấp bách. Trước đây đợt đỉnh dịch (tháng 7, 8, 9) TP.HCM dùng khoảng 380 tấn oxy lỏng mỗi ngày, do 11 đơn vị cung cấp. Nay chỉ còn 5 đơn vị cung cấp với 170 tấn mỗi ngày, do các đơn vị khác đã chuyển qua sản xuất oxy công nghiệp.
Mặc dù vậy, chiến dịch bảo vệ người nguy cơ cao sau 15 ngày triển khai đã đạt được một số hiệu quả ban đầu. Năm ngày gần đây, số ca tử vong đã giảm từ 57 ca ngày 18/12 xuống còn 44 ca ngày 22/12; số ca nhập viện cũng liên tục thấp hơn số ca xuất viện.
“Hiện hơn 9.000 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có gần 300 trẻ em dưới 16 tuổi, 463 bệnh nhân nặng đang thở máy; 16 bệnh nhân cần can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Tổng số vắc-xin Thành phố đã tổ chức tiêm là gần 8 triệu mũi một và gần 7 triệu mũi hai. Ngoài ra có hơn 190.000 mũi tiêm nhắc lại và bổ sung”, ông Hải thông tin.
-
Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh -
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất? -
Phẫu thuật vi phẫu cứu bệnh nhân ung thư lưỡi -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024