-
TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn -
Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn
6.941 người mắc Covid-19, TP.HCM có 3.670 ca
Tính từ 17h ngày 30/9 đến 17h ngày 1/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 6.957 ca nhiễm mới, trong đó có 16 ca nhập cảnh và 6.941 bệnh nhân trong nước (giảm 996 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố. Trong đó, 3.897 ca bệnh ghi nhận trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-702), Bình Dương (-316), An Giang (-56).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao sau 24 giờ là Đồng Nai (109), Bình Thuận (23), Tiền Giang (22). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 8.665 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tính theo tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.104 ca nhiễm). Riêng đợt bùng phát dịch lần 4 đến nay, cả nước có 793.149 ca bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (392.329), Bình Dương (212.843), Đồng Nai (49.330), Long An (32.575), Tiền Giang (14.071).
Số bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh tăng cao kỷ lục
Theo thông tin của Bộ Y tế, trong sau 24 giờ qua, Việt Nam tiếp tục ghi nhận số người khỏi Covid-19 tăng kỷ lục.
Theo số liệu báo cáo từ các tỉnh, thành phố trên trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Bộ Y tế, trong ngày, cả nước có 27.250 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 636.081.
Tính đến ngày 1/10, cả nước còn 6.131 bệnh nhân Covid-19 có tình trạng nặng đang điều trị. Trong đó, số bệnh nhân thở ô-xy mask là 4.297, ô-xy dòng cao là 902, thở máy không xâm lấn là 99, thở máy xâm lấn là 808. 25 bệnh nhân nặng nhất được can thiệp ECMO.
Trong 24 giờ, số bệnh nhân tử vong được ghi nhận là 136 ca, tại TP.HCM (96), Bình Dương (19) Long An (5), Đồng Nai (5), Cần Thơ (3), An Giang (2), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Kiên Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 167 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.437 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
Trong 24 giờ qua, cả nước có 655.644 người được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Tổng số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện là 18.693.337 mẫu cho 53.346.601 lượt người.
Bộ Y tế cho biết trong ngày 30/9, cả nước có 707.132 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều được tiêm đến nay là 42.888.157, trong đó tiêm 1 mũi là 33.069.709 liều, tiêm mũi 2 là 9.818.448 liều.
Việt Nam tiếp nhận 300 tủ lạnh bảo quản vắc-xin
Việt Nam đã tiếp nhận 300 tủ lạnh bảo quản vắc-xin do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua UNICEF, trong đó 100 tủ lạnh đã đến cảng TP.HCM và 200 tủ đã đến cảng Hải Phòng vào tháng 9/2021.
Các tủ lạnh này sẽ được chuyển đến 300 cơ sở y tế tuyến tỉnh và huyện ở Việt Nam, để lưu trữ vắc-xin Covid-19 trong những ngày tiêm chủng.
Lô tủ lạnh này thuộc chương trình hỗ trợ của UNICEF cho Việt Nam nhằm cải thiện dây chuyền thiết bị lạnh cho chiến dịch tiêm chủng Covid-19 toàn quốc.
Trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực của hệ thống y tế và hệ thống tiêm chủng nhằm quản lý hiệu quả vắc-xin Covid-19, UNICEF đã cùng với Bộ Y tế tiến hành đánh giá năng lực dây chuyền thiết bị lạnh, xác định nhu cầu về tủ lạnh, tủ đông, xe tải lạnh và hộp lạnh để vận chuyển và lưu trữ vắc-xin an toàn.
Lô hàng này bao gồm các tủ lạnh chuyên dụng chứa vắc-xin được TCW 80 AC, được sản xuất bởi B Medical, Luxembourg với công nghệ xanh cho mức tiêu thụ điện năng rất thấp và bền vững với môi trường, có thể duy trì điều kiện lạnh cho vắc-xin cần được bảo quản lở phạm vi nhiệt độ +2°C đến +8°C, ngay cả khi mất điện trong tối đa 72 giờ.
Tất cả các loại vắc-xin Covid-19 hiện sử dụng tại Việt Nam đều cần được bảo quản trong phạm vi nhiệt độ này tại các địa điểm tiêm chủng. Với dung tích bảo quản 80,5 L, tủ lạnh sẽ có thể lưu trữ vắc-xin cho nhiều ngày tiêm chủng.
Tủ lạnh cung cấp thiết bị theo dõi nhiệt độ từ xa thích hợp với việc theo dõi lcác loại vắc-xin nhạy cảm với nhiệt độ.
Trong trường hợp chênh lệch nhiệt độ, thiết bị ngay lập tức gửi thông báo cho người phụ trách. Tình trạng nhiệt độ cũng có thể được theo dõi từ xa thông qua trang web trực tuyến. Lô hàng có một bộ phụ tùng thay thế đi kèm cho mười tủ lạnh.
Hà Nội ghi nhận thêm một ca nhiễm Covid-19 liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 1/10, Thành phố vừa ghi nhận thêm một trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Đó là anh T.M.T., 37 tuổi, trú tại 75 Phủ Doãn, Hàng Trống, Hoàn Kiếm. Anh T. là người nhà chăm sóc bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Đại trực tràng (tầng 7, nhà D), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ ngày 13/9 đến nay.
Tới ngày 30/9, anh T. xuất hiện triệu chứng ho, đau họng và được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy, liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 8 trường hợp đã được xác định nhiễm Covid-19.
Trong đó, Hà Nội có 3 người dương tính với SARS-CoV-2. Hai ca nhiễm trước đó đều ở quận Hoàn Kiếm (một người nhà chăm bệnh nhân tại Khoa Ung Bướu, tầng 8 nhà D; Người còn lại bán và giao cơm tại khu vực cổng Bệnh viện, trú tại 77 Phủ Doãn).
Từ 18h ngày 30/9 đến 18h ngày 1/10, Thành phố đã ghi nhận 8 ca nhiễm Covid-19. Trong đó, 6 trường hợp ở cộng đồng, một ca từ khu cách ly và một người tại khu vực phong tỏa.
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 3.982 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.
Sau khi ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội đã có văn bản đề nghị trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, lập danh sách để quản lý, theo dõi người đi, đến, làm việc, khám, chữa bệnh hoặc chăm sóc bệnh nhân tại cơ sở y tế này từ ngày 15 đến 30/9.
Ngoài ra, Thành phố cũng yêu cầu điều tra xác minh người liên quan phòng, khoa, tầng điều trị trường hợp dương tính (hiện có tầng 7 và 8, tòa nhà D) hoặc từng tiếp xúc với ca nhiễm.
Nếu những người này có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe, sẽ xử trí như ca nghi nhiễm. Các trường hợp còn lại phải cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR mẫu gộp.
Gần 9.000 người đã từng đến khám, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Từ 15-30/9, có gần 9.000 người đến khám, điều trị ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong đó TP.Hà Nội có gần 4.900 người, trong đó có 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện.
Ngoài ra, có thêm 4.001 người liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại các tỉnh/thành khác, gồm gần 2.600 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 người điều trị nội trú đã ra viện.
Liên quan tới các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, để chủ động phòng, chống dịch lây lan trên địa bàn, chiều 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội có công văn gửi Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã rà soát, lập danh sách để quản lý và theo dõi sức khỏe với các trường hợp đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh… tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15 đến 30/9.
CDC Hà Nội cũng đề nghị y tế các địa phương khẩn trương điều tra xác minh để có biện pháp xử trí.
Cụ thể, nếu người dân có đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh... tại phòng, khoa, tầng điều trị có bệnh nhân dương tính (hiện tại là tầng 7, tầng 8 tòa nhà D) hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính thì xử trí như trường hợp tiếp xúc gần;
Nếu người tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe, xử trí như ca nghi ngờ nhiễm Covid-19;
Với các trường hợp còn lại cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm (RT-PCR mẫu gộp).
Đến nay, Hà Nội đã phát hiện 3 ca Covid-19 liên quan Bệnh viện Việt Đức, gồm: 1 ca là người đàn ông quê Hà Tĩnh đi chăm người nhà ở tầng 8 nhà D, một người bán và giao cơm tại khu vực cổng bệnh viện ở 77 Phú Doãn; và ca thứ 3 là người chăm sóc người bệnh đang điều trị tại Trung tâm Đại trực tràng (tầng 7 nhà D) từ 13/9 đến nay.
Long An kiên quyết không để người dân tự phát về quê, phối hợp giải quyết an sinh xã hội kịp thời
Trước tình hình nhiều người dân tự phát đi xe máy về quê tại các tỉnh miền Tây trong những ngày gần đây, Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Long An Nguyễn Văn Út chủ trì cuộc họp khẩn với các huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh để có biện pháp giải quyết thỏa đáng, bảo đảm hỗ trợ người dân kịp thời.
Ngay trong chiều qua, UBND tỉnh Long An có công văn số 9583/UBND-KTTC gửi 16 tỉnh, thành phố về việc phối hợp tổ chức đón người dân có nhu cầu trở về các địa phương. Đồng thời, Chủ tịch UBND yêu cầu lực lượng chức năng, các địa phương quản lý chặt tình trạng người dân tự phát về quê tại các huyện trọng điểm, chú trọng hơn ở các tuyến đường chính như Quốc lộ 50, Đường tỉnh 827, Quốc lộ 1; tuyệt đối không để tình trạng tự phát về quê, tụ tập, gây nguy cơ dịch bệnh và mất an ninh trật tự.
Theo lực lượng chức năng, trong 2 ngày qua, tỉnh Long An ghi nhận 1.274 trường hợp là người dân thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bình Dương, Đắk Nông, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Gia Lai và TP.Cần Thơ đã tự di chuyển từ các huyện trong tỉnh; từ các tỉnh, thành phố qua địa bàn tỉnh Long An để trở về quê nhưng chưa được sự cho phép di chuyển của các địa phương lân cận tỉnh Long An. Tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch rất cao.
Hiện tỉnh Long An còn 3 địa phương nằm trong mức nguy cơ (vùng vàng) là Đức Hòa, Bến Lức và thị xã Kiến Tường. Các địa phương còn lại nằm trong mức bình thường mới.
Long An ngưng tiếp nhận thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại 8 bệnh viện dã chiến, nhằm đảm cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để phục vụ năm học 2020-2021; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế thực hiện công tác khám chữa bệnh thông thường lại cho người dân. Đồng thời, có phương án sắp xếp, điều chuyển số bệnh nhân chưa xuất viện và các trang thiết bị phục vụ điều trị của các BVDC trên sang cơ sở khác trên địa bàn tỉnh bảo đảm hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út yêu cầu các địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm Công điện 1265/CĐ-TTg ngày 30/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, không để người dân tự phát đi xe máy về quê. Địa phương nào không chấp hành nghiêm thì người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 giáp ranh tỉnh Long An và các tỉnh, thành phố phải kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tự phát về quê như những ngày gần đây. Đồng thời, cần tăng cường lực lượng tại các chốt chặn; củng cố, kiểm soát chặt các đường mòn, lối mở giáp ranh TP.HCM, không để xảy ra sơ hở, mất kiểm soát.
***
Theo CDC Long An, trong ngày 30/9, Long An ghi nhận 104 ca nhiễm Covid-19 giảm 21 ca so với số ca mắc ngày 29/9/2021 (125 ca); không ghi nhận ca trong cộng đồng, điều trị khỏi 235 ca (tăng 87 ca); tử vong 05 (tăng 05 ca).
Lũy kế đến 18h ngày 30/9, Long An ghi nhận 32.534 ca nhiễm Covid-19 (trong đó 8.246 cộng đồng, 2.761 khu cách ly, 21.527 khu phong tỏa); điều trị khỏi 28.781 ca (88,46%); tử vong 421 ca (1,29%), đang điều trị tại bệnh viện 2.951 ca (9,07%), chờ khu cách ly tạm 381 ca (1,17%).
5 ca mắc mới đều phát hiện tại cộng đồng
5 ca mắc mới cụ thể như sau: Bệnh nhân N.V.H,, nam, sinh năm 1980, Phương Canh, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân bán hàng nội thất Decor tại nhà, thường xuyên di chuyển lên Việt Trì, Phú Thọ. Ngày 30/9, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec làm xét nghiệm trước khi đi Phú Thọ, kết quả dương tính.
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca cộng đồng, Hà Nội đã phát hiện thêm 5 ca mắc mới. |
Bệnh nhân N.A.T., nam, sinh năm 1986, Mễ Trì, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân là nhân viên chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh 135 Lạc Long Quân, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy. Ngày 30/9, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec để làm xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân S.J.P., nam, sinh năm 1966, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân là quản lý tại Công ty Samom Tech, địa chỉ tại Nam An Khánh, Hoài Đức. Hàng ngày bệnh nhân đi làm tại công ty tiếp xúc nhiều người khác. Ngày 30/9, đến phòng khám Medicare làm xét nghiệm, kết quả dương tính (Bệnh viện Đa khoa Medlatec thực hiện).
Bệnh nhân T.Y., nam, sinh năm 1970, Trúc Bạch, Ba Đình. Bệnh nhân làm việc tại Công ty Toyota Tsusho, Liễu Giai, Ba Đình. Ngày 30/9 đi làm xét nghiệm kết quả dương tính (Bệnh viện Đa khoa Medlatec thực hiện).
Bệnh nhân K.M., nam, sinh năm 1991, Quảng An, Tây Hồ. Bệnh nhân làm việc tại Công ty Hoya Memory Disk Technologies Hưng Yên, đã nghỉ làm tại nhà 1 tháng nay. Ngày 30/9 đi làm xét nghiệm kết quả dương tính (Bệnh viện Đa khoa Medlatec thực hiện).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.980 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.608 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.372 ca.
14 nhân viên y tế Phú Thọ hỗ trợ TP.HCM chống dịch khi trở về nhiễm Covid-19
Tối 30/9, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, địa phương vừa ghi nhận 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Cả 14 trường hợp này là y, bác sĩ của Phú Thọ hỗ trợ TP.HCM chống dịch từ ngày 14/7 - 22/9.
Cụ thể, báo cáo của Sở Y tế Phú Thọ cho biết, 14 trường hợp này thuộc đoàn 50 cán bộ y bác sỹ của tỉnh hỗ trợ TP.HCM chống dịch từ ngày 14/7 - 22/9/2021. Ngay sau khi trở về tỉnh, đoàn đã được cách ly y tế đúng theo quy định, vì vậy không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Các cán bộ này khi vào TP.HCM được phân công thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện hồi sức Covid-19, TP.Thủ Đức và Bệnh viện dã chiến số 4, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.
Ngày 20/9/2021, cả đoàn gồm 50 cán bộ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV2 trước khi trở về Phú Thọ, kết quả đều âm tính với SARS-CoV-2.
Đến khoảng 17h ngày 22/9/2021, đoàn 50 cán bộ y tế của tỉnh Phú Thọ lên chuyến bay số hiệu VN214 từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài (trên chuyến bay có các cán bộ y tế của các tỉnh khác, trong đó có 5 trường hợp F0 thuộc đoàn cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh phát hiện dương tính với SARS-CoV-2).
Sau khi hạ cánh xuống sân bay Nội Bài khoảng 19h cùng ngày, đoàn cán bộ y tế Phú Thọ lên hai xe ô tô 45 chỗ của tỉnh Phú Thọ đi đón, di chuyển không dừng nghỉ về khách sạn Hương Giang, thành phố Việt Trì lúc 21h cùng ngày để cách ly theo quy định.
Sáng ngày 23/9/2021, toàn bộ 50 cán bộ y tế được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính với SARS-COV-2 lần thứ nhất bằng phương pháp RT-PCR.
Sáng ngày 29/9/2021, toàn bộ 50 cán bộ y tế được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 (mẫu gộp) kết quả nghi ngờ dương tính. Đến 21h00 cùng ngày, đoàn được lấy lại mẫu đơn cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 bằng RT-PCR lúc 7h30 ngày 30/9/2021 đối với 14 trường hợp.
Hiện tại, cả 14 trường hợp trên sức khỏe ổn định và đã được chuyển về điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Phú Thọ.
Ngành Y tế đã phun khử khuẩn toàn bộ các phòng cách ly có trường hợp F0 và các khu vực nguy cơ cao; áp dụng cách ly y tế 14 ngày, kể từ ngày 30/9/2021 đối với toàn bộ các trường hợp cùng đoàn cán bộ y tế hỗ trợ phòng chống dịch từ Hồ Chí Minh trở về theo quy định.
Cách ly tầng 8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Ngày 30/9/2021, sau 24 ngày không có F0 tại cộng đồng, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm xuất hiện 2 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Sau khi phát hiện ca bệnh, UBND quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận phối hợp với CDC Hà Nội, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức phong tỏa tạm thời và phun khử khuẩn toàn bộ nhà D của Bệnh viện, điều tra các trường hợp liên quan, sơ bộ có 90F1 là nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà.
Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân và người dân các tuyến phố xung quanh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Thông báo UBND quận Đống Đa phối hợp điều tra dịch tễ trường hợp liên quan tại phố Phương Mai. Đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiện đang có mặt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Với ca bệnh thứ hai phát hiện ở Phủ Doãn, UBND quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận phối hợp với UBND phường Hàng Trống điều tra truy vết, sơ bộ xác định có 11F1; triển khai lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan và các hộ kinh doanh, người dân trên tuyến phố Phủ Doãn; thực hiện cách ly y tế các F1; phun khử khuẩn các địa điểm liên quan F0, F1.
Hiện tại đã tạm thời cách ly y tế tầng 8 tòa nhà D, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức để truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan, sau khi có kết quả, quận Hoàn Kiếm tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch tiếp theo.
-
Tin mới y tế ngày 10/9: Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm -
Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ -
6 người ngộ độc khí CO do dùng máy phát điện sau bão -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam