-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thêm 25.322 người mắc Covid-19 khỏi bệnh
Tính từ 17h ngày 29/9 đến 17h ngày 30/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 7.940 ca nhiễm mới tại 36 tỉnh, thành phố. Số ca mắc Covid-19 mới giảm 807 ca so với ngày trước đó.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-327), Bình Dương (-286), Đồng Nai (-273).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: An Giang (109), Đắk Lắk (49), Bình Phước (16).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 8.892 ca/ngày.
Theo Bộ Y tế, số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày là 25.322 người. Tổng số ca được điều trị khỏi: 608.831.
Tại các ổ dịch ghi nhận 159 ca Covid-19 tử vong tại TP.HCM (106), Bình Dương (30), An Giang (7), Đồng Nai (6), Kiên Giang (3), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (1), Gia Lai (1), Tây Ninh (1), Cần Thơ (1), Quảng Bình (1).
Ngoài ra, Bộ Y tế bổ sung 44 ca tử vong trong thời gian trước đó tại Bình Dương (28), Long An (14), Quảng Bình (2).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 177 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.301 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
***
Trong 24 giờ qua, Việt Nam đã thực hiện 183.434 xét nghiệm cho 343.844 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện là 18.472.226 mẫu cho 52.690.957 lượt người.
***
Trong ngày 28/9 có 983.839 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 42.165.168, trong đó tiêm 1 mũi là 32.669.057 liều, tiêm mũi 2 là 9.496.111 liều.
Hà Nội ghi nhận 2 ca Covid-19 cộng đồng
Chiều 30/9, Sở Y tế cho biết, từ 12 giờ đến 18 giờ ngày 30/9, Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc mới tại cộng đồng.
Bệnh nhân P.Đ.T., nam, sinh năm 1972, Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh. Bệnh nhân là người nhà vào chăm sóc người bệnh điều trị tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ ngày 19/9. Ngày 30/9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Bệnh nhân C.H.N., nam, sinh năm 1998. Địa chỉ: 77 Phủ Doãn, Hàng Trống, Hoàn Kiếm. Ngày 29/9, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ngày 30/9 đi khám tại Bệnh viện Medlatec được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Như vậy tính từ 18 giờ ngày 29/9 đến 18 giờ ngày 30/9 ghi nhận 2 bệnh nhân tại cộng đồng.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.975 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.372 ca.
3 nhóm dịch vụ y tế ở TP.HCM được phép hoạt động trở lại
Chỉ thị mới về khôi phục kinh tế sau dịch Covid-19 tại TP.HCM cho phép nhiều cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh dịch vụ y tế hoạt động trở lại.
Tại chỉ thị mới, Thành phố công bố 3 nhóm cơ sở khám, chữa bệnh công lập, ngoài công lập, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế được hoạt động, bao gồm:
Nhóm 1: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa.
Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa;
Bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân;
Phòng khám đa khoa;
Phòng khám chuyên khoa;
Phòng khám y học gia đình.
Nhà hộ sinh.
Nhóm 2: Cơ sở dịch vụ y tế;
Cơ sở dịch vụ tiêm, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp;
Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà;
Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài;
Cơ sở dịch vụ kính thuốc.
Nhóm 3. Cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc, xuất nhập khẩu thuốc, bảo quản thuốc, bán buôn thuốc, sản xuất và xuất nhập khẩu mỹ phẩm, bán buôn mỹ phẩm, sản xuất và xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị y tế, bán lẻ trang thiết bị y tế.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng tiếp tục dừng một số hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ phát động, trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.
Các dịch vụ quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, bán hàng rong, vé số dạo... tiếp tục tạm dừng.
Sớm ban hành hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm Covid-19
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn số 7001/VPCP-CN ngày 30/9/2021 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm Covid-19 và tự chịu trách nhiệm để doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Ngày 21/9/2021 một số cơ quan truyền thông có phản ánh thông tin việc phục hồi sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do thiếu lao động trầm trọng và việc yêu cầu xét nghiệm mỗi nơi mỗi khác đang làm khó doanh nghiệp.
Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ đã cho phép doanh nghiệp được tự test Covid-19, tự chịu trách nhiệm, nhưng đến nay Bộ Y tế vẫn chưa ban hành hướng dẫn doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm và tự chịu trách nhiệm để doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
***
Tại Hội nghị giữa Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp mới đây, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến sản xuất, giao thương đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, lao động mất việc làm, chi phí sản xuất, kinh doanh tăng vọt.
Ông Công đề nghị, cơ quan chức năng cần công nhận và cho doanh nghiệp chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tuỳ theo khả năng, điều kiện. Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp.
Các tỉnh Tây Nam bộ từng bước được kiểm soát dịch bệnh
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 vào sáng 30/9.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trong 07 ngày qua, 12 tỉnh/thành phố miền Tây Nam bộ đã ghi nhận 2.965 ca mắc, giảm 871 ca so với tuần trước. Trong đó, 03 địa phương có số ca giảm nhiều là: Tiền Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Số ca mắc trong cộng đồng chiếm 20% (giảm 540 ca). Tuy nhiên, số ca mắc trong khu cách ly tập trung và khu phong tỏa vẫn còn ở mức cao.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, nhiều địa phương đã hoàn thành tầm soát diện rộng đợt thứ 4, lấy mẫu gộp đại diện 100% hộ gia đình; tiếp tục duy trì thực hiện giám sát có trọng tâm, trọng điểm với những vùng có nguy cơ; thực hiện cách ly, phong tỏa diện hẹp và kiểm soát tốt việc giãn cách, truy vết. Tín hiệu đáng mừng là trong những ngày gần đây, số ca mắc đang giảm sâu.
Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh đang từng bước được kiểm soát, tuy nhiên vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng và có khả năng bùng phát, do đó, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết, lộ trình phòng dịch thích ứng trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả công tác điều trị để giảm tối đa trường hợp tử vong; điều chỉnh phương án thực hiện xét nghiệm thần tốc, tầm soát diện rộng nhưng phong tỏa hẹp; rà soát lại việc xây dựng và thực hiện phương án cách ly F1, F0 tại nhà...
Về tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ cân nhắc để ưu tiên vắc-xin phòng Covid-19 cho các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Hiên nhiều địa phương ĐBSCL nới lỏng giãn cách áp dụng về Chỉ thị 15, riêng 2 tỉnh Bến Tre và Kiên Giang chuyển toàn tỉnh về bình thường mới theo Chỉ thị 19.
Kiên Giang thực hiện Chỉ thị 19 từ 30/9/2021; các điểm nóng vẫn thực hiện Chỉ thị 16
Tỉnh Kiên Giang vừa chủ trương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19/CT-TTg, từ 0h00 ngày 30/9/2021 cho đến khi có quyết định mới.
Theo đó, tiếp tục áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với 3 xã, thị trấn thuộc huyện Hòn Đất: xã Bình Giang, thị trấn Hòn Đất và thị trấn Sóc Sơn; thời gian bắt đầu từ 0h00 ngày 30/9/2021 đến khi có quyết định mới.
Về các điểm nóng trên địa bàn, Kiên Giang tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với một số ấp, khu phố và xã, phường, thị trấn sau từ 0h00 ngày 30/9/2021 đến khi có quyết định mới, gồm: Phường An Thới, thành phố Phú Quốc; Phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên; Khu phố Minh An, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành; Khu phố Võ Thị Sáu, khu phố Nguyễn Trãi, phường Vĩnh Thanh, khu phố Nam Cao thuộc phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá; Các ấp Hòn Chông, Bãi Giếng, Ba Trại, Hòn Trẹm, xã Bình An và thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương.
Tỉnh vẫn giữ các chốt kiểm soát liên tỉnh, liên huyện, thành phố; người dân chỉ được đi lại trong phạm vi huyện, thành phố; bỏ các chốt trong phạm vi huyện, thành phố, trừ vùng đỏ đang áp dụng theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Thống nhất cho UBND Tỉnh ban hành quy định các ngành nghề, lĩnh vực được phép hoạt động khi áp dụng thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Tỉnh theo mức độ áp dụng giãn cách xã hội. Đối với việc học sinh đến trường học, thực hiện từ ngày 18/10/2021 đối với các cấp học; từ nay đến thời gian trên, học sinh các cấp tiếp tục học trực tuyến, học qua truyền hình theo các kế hoạch đã triển khai.
***
Theo CDC Kiên Giang: Trong vòng 7 ngày (từ 21-27/9/2021) phát sinh 782 ca mắc mới, giảm 308 ca so 7 ngày trước, trong đó có 65 ca phát sinh trong cộng đồng (giảm 78 ca), 249 ca trong khu phong tỏa (giảm 249 ca), 468 ca trong khu cách ly (tăng 19 ca). Các huyện, thành phố có số ca giảm mạnh trong tuần là Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Lương, Hòn Đất; có 2 huyện không có ca mắc mới trong tuần là Kiên Hải và U Minh Thượng.
Cần Thơ thực hiện Chỉ thị 15 trên toàn Thành phố từ 12h trưa ngày 30/9
Trưa ngày 30/9, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường ký Công văn số 4299/UBND-HCTC về việc thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg trên toàn địa bàn Thành phố.
Theo đó, thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với các phường: An Hòa, An Khánh, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Xuân Khánh của quận Ninh Kiều, các phường: Hưng Phú, Phú Thứ, Tân Phú của quận Cái Răng từ 12 giờ 00 phút ngày 30/9/2021 cho đến khi có thông báo mới của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, từ 12 giờ 00 phút ngày 30/9/2021, trên toàn địa bàn TP.Cần Thơ thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg.
Tại Công văn nêu trên, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ giao UBND quận, huyện khi phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng thì quyết định giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly y tế ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (ấp, khu vực, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản, khu dân cư, xóm, hẻm...) và áp dụng các biện pháp thích ứng với từng cấp độ theo quy định Chính phủ, Bộ Y tế.
Đồng thời, giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn việc tạo, sử dụng mã QRCode, phấn đấu mỗi người dân thành phố có một mã QRCode và thường xuyên sử dụng mã QRCode khi tham gia các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội như một thói quen, nếp sống của người dân trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch COVID-19; xây dựng kế hoạch, có lộ trình bắt buộc phải kiểm soát mã QRCode đối với người đến tham gia các hoạt động tại các cơ quan công sở Nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
***
Theo Sở Y tế TP. Cần Thơ, lũy tích từ ngày 8/7/2021 đến 17h ngày 29/9/2021, TP. Cần Thơ có 5.683 ca mắc COVID-19, trong đó số điều trị khỏi là 4.696 ca, số trường hợp tử vong là 85 người.
Lũy tích đến nay, TP. Cần Thơ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 là 292.138 liều, mũi 2 là 55.824 liều. Tỷ lệ người được tiêm/dân số là 23,5%, trong đó tỷ lệ người tiêm đủ 2 mũi/dân số là 4,5%.
Vĩnh Long thực hiện Chỉ thị 19 từ ngày 1/10/2021
Ban chỉ dạo phòng chống dịch tỉnh Vĩnh Long cho biết, Tỉnh sẽ thực hiện Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các khu vực đang có quyết định phong tỏa để phòng chống dịch). Thời gian bắt đầu thực hiện từ 0 giờ ngày 1 - 15/10/2021. Người dân không ra đường khi không cần thiết từ 21 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau.
Theo Ban chỉ đạo, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng, chung sức của người dân, các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 và việc thực hiện nghiêm các đợt giãn cách xã hội, đến nay Vĩnh Long kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh, từng bước đưa tỉnh về trạng thái bình thường mới. Các địa phương đảm bảo an sinh xã hội, kịp thời chăm lo các đối tượng khó khăn, ảnh hưởng do dịch COVID-19.
UBND Tỉnh đề nghị các địa phương phải làm tốt công tác phòng ngừa từ sớm, kiểm soát từ xa để không xảy ra ca mắc trong cộng đồng; triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống dịch theo định hướng “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả phòng chống COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội”; cần cảnh giác, không chủ quan, lơ là, không thỏa mãn với thành tích chống dịch.
Tập trung công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho các đối tượng có nguy cơ cao; thực hiện tốt nguyên tắc “5K”; tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát của tỉnh, huyện, xã giáp các tỉnh lân cận và giáp địa bàn nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, tăng cường kiểm tra các cửa ngõ ra, vào tỉnh Vĩnh Long.
Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát địa bàn, thực hiện tốt các quy định phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh phát động phong trào thi đua, đặc biệt 90 ngày đêm từ 30/9- 30/12/2021 thực hiện tốt 2 mục tiêu: vừa phòng, chống và ngăn chặn tốt dịch COVID-19 bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết năm 2021.
Theo CDC Vĩnh Long, tính đến 07 giờ sáng ngày 30/9/2021: tỉnh Vĩnh Long ghi nhận 04 trường hợp nghi nhiễm COVID-19, được phát hiện tại các khu cách ly trong Tỉnh, nâng tổng số lên 2.282 ca đã công bố (14 ca nhập cảnh, 2.268 ca cộng đồng) và 04 trường hợp nghi nhiễm mới chờ Bộ Y tế công bố. Số ca điều trị khỏi: trong ngày có 02 trường hợp, cộng dồn 2.151 trường hợp. Số ca tử vong: 44. Tiêm vắc-xin cho 269.002 đối tượng (mũi 1: 222.735, tiêm mũi 2: 46.267).
Ngăn chặn thuốc Covid-19 chưa được cấp phép rao bán
Theo tin từ Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thời gian qua, một số đối tượng đã rao bán các loại thuốc được quảng cáo điều trị Covid-19 như Molnupiravir, Liên Hoa Thanh Ôn... trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Điều đáng nói, các thuốc này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Các loại thuốc đó đều được gắn mác hàng "xách tay" hoặc các thuốc đang trong thời gian thử nghiệm lâm sàng, được rao bán với giá vài triệu đồng/hộp.
Trước đó, ngày 10/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) cho biết, đã thu giữ gần 10.000 hộp thuốc "Liên Hoa Thanh Ôn" nhập lậu tại TP.HCM. Đây là loại thuốc được quảng cáo là "một phần liệu pháp điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc".
Ngay khi tiếp nhận thông tin này, Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế TP.HCM đề nghị kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có).
Cục Quản lý dược khẳng định, quan điểm của Bộ Y tế là phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh lưu hành thuốc điều trị Covid-19 nói chung và thuốc có dược chất Molnupiravir nói riêng vì ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, điều trị bệnh.
Trên thực tế, việc mua, bán thuốc này trong thời gian vừa qua xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, qua kênh thông tin của người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Do đó, để xử lý triệt để, Bộ Y tế khẳng định, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng như Ban Chỉ đạo phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả, cơ quan điều tra. Cục Quản lý dược đã có văn bản gửi cơ quan chức năng thông tin về hiện tượng vi phạm pháp luật nêu trên, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xác minh các trang điện tử đã đưa thông tin để xác định và xử lý vi phạm kịp thời.
Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, các trường hợp quảng cáo thuốc không đúng, quảng cáo thuốc quá công dụng, tăng giá thuốc không hợp lý, đầu cơ, găm hàng đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau mục đích.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị như Cục Quản lý dược, Thanh tra Bộ Y tế tăng cường quản lý việc kinh doanh, quảng cáo điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc; tuân thủ đầy đủ các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; thực hiện bình ổn giá các thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi...
Hà Nội không có ca dương tính mới, còn 13 điểm phong tỏa
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 29/9 đến 6h ngày 30/9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới. Như vậy, 18 giờ qua (tính từ 12h ngày 29/9 đến 6h ngày 30/9), trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận thêm ca dương tính mới.
Cộng dồn từ ngày 27/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.973 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.372 ca.
Về tình hình điều trị, tổng số bệnh nhân điều trị khỏi là 3.271 trường hợp và 34 người đã tử vong.
Hiện, các cơ sở y tế của Hà Nội đang điều trị 405 bệnh nhân Covid-19, trong đó, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang điều trị 79 trường hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn (32), Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm (60), Bệnh viện Bắc Thăng Long (22), Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (14), Cơ sở cách ly điều trị Đền Lừ III (66), Cơ sở điều trị KTX Phenikaa (3). Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 điều trị 115 bệnh nhân, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị 14 bệnh nhân.
Tính đến 18h ngày 29/9, trên địa bàn thành phố có tổng số 657 điểm phong tỏa, trong đó số điểm đang phong tỏa là 13 (giảm 6 điểm so với ngày trước đó).
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về công tác cách ly, hiện trên địa bàn thành phố còn 2.831 người đang cách ly (giảm 161 người so với ngày trước đó), trong đó, có 1.786 người tại khu cách ly tập trung cho F1 và người về từ vùng dịch; 101 người tại khu cách ly tập trung do quân đội quản lý, 852 người cách ly tại khách sạn, 92 người tại khu cách ly dành cho tổ bay.
Về công tác tiêm chủng, tính đến 18h ngày 29-9, thành phố đã tiêm thêm 60.542 mũi. Như vậy, ngành Y tế Thủ đô và các viện, bệnh viện, đơn vị trung ương trên địa bàn đã tiêm được gần 7 triệu mũi vắc-xin, trong đó có hơn 5,8 triệu mũi 1 (đạt 96,7% dân số trên 18 tuổi và 70,2% tổng dân số), gần 1,2 triệu mũi 2 (đạt 19,4% dân số trên 18 tuổi và 14,06% tổng dân số).
TP HCM: 11 quận, huyện đã kiểm soát được dịch Covid-19
Đến nay, TP.HCM đã có 11 địa phương công bố kiểm soát được dịch Covid-19, gồm: quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận 5, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, TP.Thủ Đức, quận Tân Bình, quận 1 và quận 3.
Theo HCDC để công bố kiểm soát được dịch, các quận huyện cần đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch theo Quyết định 3989/QĐ-BYT ngày 18/8/2021 của Bộ Y tế trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Như vậy trong đợt dịch thứ 4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 384.287 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Số ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nam vẫn tăng cao
Tối 29/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nam (CDC Hà Nam ) công bố thêm 11 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh. Trong đó, có 8 ca bệnh được phát hiện trong khu cách ly, và 3 ca bệnh ở cơ sở y tế.
Vào trưa cùng ngày, CDC Hà Nam ghi nhận 25 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 11 ca là công nhân Công ty Espoir và 3 ca tại Công ty Dream Plastic.
Như vậy, trong ngày 29/9, Hà Nam đã ghi nhận thêm 36 trường hợp dương tính với SARS- CoV-2 nâng tổng số lên 261 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Nhằm chặn đứng chuỗi lây nhiễm từ cộng đồng vào nhà máy và ngược lại, nhiều biện pháp phòng chống dịch đang được triển khai tại khu công nghiệp. Hiện tỉnh Hà Nam đã quyết định áp dụng phương án "3 tại chỗ" đối với tất cả các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Châu Sơn đồng thời tạm dừng hoạt động đối với 1 nhà máy có nhiều ca mắc Covid-19.
Ngoài việc phối hợp với Công an thành phố Phủ Lý triển khai 6 chốt kiểm soát người và phương tiện ra, vào khu công nghiệp Châu Sơn, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tối thiểu 30% nhân lực trong mỗi tuần, phấn đấu giữ vững 6 khu công nghiệp vùng xanh, từng bước thu hẹp vùng đỏ tại khu công nghiệp Châu Sơn.
Hiện 7 khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam có gần 400 doanh nghiệp hoạt động với 80.000 người lao động.
Đến nay gần 70.000 công nhân đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19, trong đó hơn 20.000 người tiêm đủ 2 mũi.
Trước diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn, tỉnh Hà Nam đã kích hoạt 20 khu cách ly tập trung do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý và duy trì hoạt động.
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"