Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 17 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về dịch Covid-19 ngày 12/11: Dịch phức tạp trở lại tại TP.HCM; Hành khách đi máy bay khai báo y tế trên PC-Covid
D.Ngân - 12/11/2021 09:34
 
Dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng, TP.HCM ra văn bản yêu cầu tăng cường phòng, chống

8.976 người mắc Covid-19, TP.HCM có 1.388 ca

Trong ngày 12/11 cả nước ghi nhận 8.976 người mắc Covid-19, TP.HCM có 1.388 ca

Ngoài TP.HCM, các địa phương có số ca ghi nhận mới trong ngày cao gồm Đồng Nai (813), An Giang (661), Bình Dương (654), Tiền Giang (634), Tây Ninh (517).

Từ 17h30 ngày 11/11 đến 17h30 ngày 12/11 ghi nhận 81 ca tử vong tại TP.HCM (42), Bình Dương (5), Tiền Giang (5), Long An (4), Kiên Giang (4), Bạc Liêu(4), Đắk Lắk (3), Tây Ninh (3), An Giang (2), Hà Giang (1), Trà Vinh (1), Thanh Hóa (1), Nghệ An (1), Đồng Nai (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 74 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.930 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Để phòng chống dịch, TP.HCM ban hành Công văn 3768/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, qua đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Thành phố cho thấy tình hình dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp. 

Để tiếp tục kiểm soát và không để dịch tái bùng phát trên địa bàn thành phố, UBND Thành phố yêu cầu một số nội dung, trong đó tổ chức bố trí các điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 lưu động, nhất là tại các cửa ngõ giáp ranh, bến xe, nhà ga tàu hỏa để chủ động tiêm cho người dân quay trở lại Thành phố để làm việc nhưng chưa được tiêm chủng.

Nhằm tăng cường tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 (các F0) đang có xu hướng tăng lại trong thời gian gần đây, Sở Y tế TP.HCM và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM quyết định kích hoạt lại mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội: 165 ca mắc mới

Từ 18h ngày 11/11 đến 18h ngày 12/11 Hà Nội ghi nhận 165 ca bệnh trong đó có 27 ca cộng đồng, khu cách ly (109), khu phong tỏa (29).

Phân bố tại 17/30 quận, huyện: Ba Đình (39), Nam Từ Liêm (19), Bắc Từ Liêm (19), Hà Đông (19), Mê Linh (13), Gia Lâm (12), Cầu Giấy (8), Đống Đa (7), Thanh Trì (6), Long Biên (5), Thanh Xuân (3), Hoàng Mai (3), Hoài Đức (3), Chương Mỹ (2), Hai Bà Trưng (2), Ba Vì (1), Thanh Oai (1), Hoàn Kiếm (1), Quốc Oai (1), Tây Hồ (1)

Phân bố 156 theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (64);

Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (27)

Chùm sàng lọc ho sốt (15);

Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng (14);

Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (11);

Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (10);

Chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (8);

Chùm liên quan các tỉnh có dịch (6);

Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư (5);

Chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam (2);

Chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh (1);

Chùm liên quan ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai (1)

Chùm liên quan ổ dịch OD Phú vinh, Hoài Đức  (1);

Phân bố 27 ca cộng đồng theo theo chùm: Chùm liên quan sàng lọc ho sốt (15); Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (8); Liên quan các tỉnh có dịch (2); OD Trần Duy Hưng (1), Liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 1)

Phân bố 27 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Đống Đa (5); Ba Đình, Hà Đông (3); Long Biên, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Hoài Đức (2); Thanh Xuân, Ba Vì, Thanh Trì, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm (1)

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 5.778 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.202 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.758 ca.

Công chức Bạc Liêu hạn chế dự tiệc

Ngày 12/11, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bạc Liêu ghi nhận 252 F0 mới được khẳng định bằng xét nghiệm rRT-PCR 24 giờ qua, giảm 39 trường hợp so với ngày trước.

Trong 79 ca ghi nhận tại cộng đồng (18), TP.Bạc Liêu 35 có trường hợp, huyện Hòa Bình 18. Huyện Đông Hải ít ca cộng đồng nhưng có đến 36/80 ca trong khu vực phong tỏa.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu, tình hình dịch bệnh tại địa phương diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm mới nhiều và trong cộng đồng.

Đặc biệt, nhiều F0 là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang các cấp.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; không vì đã tiêm vắc-xin mà lơ là, chủ quan.

Cán bộ, công chức tại Bạc Liêu được lãnh đạo tỉnh yêu cầu không được ra đường khi không cần thiết, nhất là sau 21h, trừ trường hợp công vụ và cấp cứu;

Không tự ý ra khỏi tỉnh khi chưa được thủ trưởng cơ quan đồng ý; không đến nơi tập trung trên 10 người, trừ các trường hợp làm việc tại công sở, bệnh viện, trường học, doanh trại, nơi hoạt động công vụ, đi công tác tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các công trình xây dựng.

Cán bộ, công chức cũng được Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu hạn chế dự các đám, tiệc. Trường hợp thật sự cần thiết phải dự thì báo cáo cấp trên.

Hiện, Bạc Liêu có 549.032 người được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 1 (81,81%), mũi 2 là 321.089 người (47,85%).

Cà Mau điều trị F0 tại nhà

Ngày 12/11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt ký văn bản gửi các cơ quan, đơn vị và địa phương về việc thu dung, điều trị F0 tại nhà. Theo lãnh đạo tỉnh này, do tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca mắc Covid-19 ngày càng nhiều nên việc thu dung, điều trị F0 tại nhà sẽ giảm tải cho các cơ sở y tế.

Ngoài những triệu chứng lâm sàng nhẹ hoặc không triệu chứng, F0 điều trị tại nhà phải được tiêm 2 mũi vắc-xin hoặc 1 mũi đủ 14 ngày.

Trong trường hợp F0 đáp ứng 3 điều kiện là trẻ em trên 1 tuổi (hoặc người lớn dưới 50 tuổi), không có bệnh nền, không mang thai cũng được cơ quan chức năng xem xét cho điều trị tại nhà.

F0 điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc như tập thể dục, nâng cao thể trạng, sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế, có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu.

Đặc biệt, F0 hoặc người chăm sóc phải ký cam kết với địa phương về việc tuân thủ các quy định về cách ly tại nhà.

Theo Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau, trong 24 giờ qua tỉnh này có 181 F0 mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 từ trước đến nay là 3.596 người.

Đến nay, Cà Mau đã nhận 1.508.730 liều vắc-xin và sử dụng 1.149.399 liều. Đã có 842.684 người được tiêm mũi 1 (73,3% dân số) và 339.846 người tiêm mũi 2 (29,6%).

Tăng tốc chống dịch tại TP.HCM

UBND TP.HCM đã có văn bản gửi thủ trưởng các sở, ngành, UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức và các doanh nghiệp trên địa bàn  ngày 11/11 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng, TP.HCM ra văn bản yêu cầu tăng cường phòng, chống Covid-19.

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch các sở, ngành, đơn vị thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ, Chỉ thị 18 của TP. 

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả gắn với khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch cần tăng cường tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy... nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe. 

Quy trình xử lý F0 khi phát hiện tại cơ sở cần được đặc biệt quan tâm, các trường hợp cố tình vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch, có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm làm lây lan dịch bệnh cần xử lý nghiêm.

Các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch trong giai đoạn hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. TP Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, đánh giá dịch bệnh, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, không để dịch lây lan rộng, khó kiểm soát.

Đối với lĩnh vực y tế, UBND TP.HCM yêu cầu chủ động rà soát, chuẩn bị và kịp thời cấp phát túi thuốc cho F0. Tuyệt đối không để bất kỳ F0 nào cách ly tại nhà không tiếp cận được thuốc điều trị.

Các địa phương rà soát lại tình hình nguồn nhân lực để chủ động thành lập trạm y tế lưu động tương ứng với số ca mắc Covid-19 mới, nhanh chóng nâng cao năng lực y tế cơ sở.

Số ca mắc tăng cao do quản lý lỏng lẻo?

Trong những ngày gần đây số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM có dấu hiệu gia tăng, số ca mắc liên tục khoảng 1.000-1.200 ca.

Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, hiện số ca mắc F0 mới đang gia tăng, đây là kết quả tất yếu của việc nới lỏng giãn cách xã hội, sống chung an toàn. 

HCDC đã phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, phát hiện sớm các ổ dịch, theo dõi những trường hợp mắc bệnh nặng để có hướng can thiệp sớm, giảm thiểu số ca bệnh nặng, số ca tử vong, những ca bệnh nặng được chuyển vào điều trị tại các bệnh viện,

Cũng theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, hiện nay vẫn đang có 1.800 ca F0 phải thở oxy; số ca F0 phải thở máy dao động trong khoảng 230 - 250 trường hợp; số ca F0 tử vong mỗi ngày dao động trong khoản từ 21 - 43 ca. 

Một số ca tử vong là bệnh nhân từ các tỉnh chuyển về. Trong ngày 11/11 có 3/38 ca tử vong là từ bệnh nhân nặng từ các tỉnh chuyển về.

Liên quan đến số ca tử vong, theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phân tích sâu hơn cho thấy 34/38 trường hợp tử vong có bệnh nền và lớn tuổi.

Trong số 38 ca tử vong, có 20 trường hợp chưa tiêm vắc-xin, trong đó 12 trường hợp trên 65 tuổi tuổi. Có 10/38 ca tử vong có tiền sử đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin; 2/38 trường hợp tử vong đã tiêm 1 liều vắc-xin. 

Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn có khả năng nhiễm bệnh, khi nhiễm bệnh vẫn có nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm vắc-xin sẽ làm giảm khả năng nhiễm bệnh, giảm thiểu nguy cơ tử vong, bệnh nặng, làm giảm nguy cơ bệnh nặng phải thở máy xâm lấn… 

Vì vậy, dù đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin không được chủ quan, vẫn phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện 5K.

Cũng liên quan đến lĩnh vực y tế, theo đại diện HCDC, TP.HCM đã hoàn thành đúng kế hoạch tiêm chủng ngừa Covid-19 cho trẻ trong lứa tuổi 12-17. Cụ thể, tổng số trẻ trong độ tuổi 12-17 tuổi trên địa bàn TP là 701.820 em. 

Khi triển khai tiêm vắc-xin, có hơn 665.000 trẻ có phụ huynh đồng thuận cho tiêm, chiếm 94,8%. Thực tế có nhiều trẻ không đủ điều kiện tiêm vắc-xin, số đã tiêm được 651.648 trẻ, chiếm 92,8%.

Tất cả hành khách đi máy bay khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid 

Bộ Giao thông - Vận tải đã ban hành Công văn 11887/BGTVT-CYT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và kiểm soát hành khách về từ vùng dịch bằng đường hàng không.

Theo Nhằm tăng cường kiểm soát những người về từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (đặc biệt từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và những địa phương có số ca mắc cao) qua đường hàng không, Bộ Giao thông - Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các đơn vị làm việc tại cảng hàng không, cảng vụ hàng không, các hãng hàng không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu 5K của Bộ Y tế.

Tăng cường kiểm soát hành khách đi từ Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Cần Thơ tới các địa phương khác, đảm bảo 100% hành khách đi máy bay thực hiện khai báo y tế đầy đủ trên ứng dụng PC-Covid và kiểm tra khai báo y tế nghiêm ngặt, thông báo danh sách hành khách kịp thời tới đầu mối các địa phương.

Tăng cường các hình thức tuyên truyền, khuyến cáo đối với hành khách khi về các địa phương: bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin khai báo để phân loại đối tượng nguy cơ; tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh...

Cục hàng không có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hoặc chỉ đạo các Cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra và có báo cáo về việc thực hiện các Hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải trong công tác phòng, chống dịch khi tổ chức vận tải hành khách bằng đường hàng không.

Chống dịch Covid-19: Cần chiến lược dài hơi
Cuộc chiến với Covid-19 chưa biết bao giờ kết thúc, do vậy, chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với đại dịch trong tình hình mới cần sớm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư