-
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân
Thêm 3.618 ca nhiễm Covid-19 mới sau 24h
Tính từ 17h ngày 20/10 đến 17h ngày 21/10, Hệ thống Quốc gia Quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.636 ca nhiễm mới, gồm 18 ca nhập cảnh và 3.618 F0 ghi nhận trong nước. Số ca mắc mới trong ngày giảm 17 ca so với hôm qua, được ghi nhận tại 50 tỉnh, thành phố, với 1.649 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-92), Đắk Lắk (-77), Gia Lai (-50).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+133), Đồng Nai (+85), Cà Mau (+34).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.373 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 877.537 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm trên1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.911 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 872.811 ca. Trong đó, 795.307 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (422.201), Bình Dương (227.328), Đồng Nai (60.081), Long An (33.999), Tiền Giang (15.331).
Theo số liệu do sở y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, số F0 khỏi bệnh trong ngày là 1.541 ca. Tổng số ca bệnh được điều trị khỏi đến nay là 798.124.
Ngành y tế đang điều trị cho 3.041 bệnh nhân thể nặng, trong đó, 20 ca được can thiệp EMCO.
Trong ngày, Việt Nam ghi nhận 71 ca tử vong tại TP.HCM (41), Bình Dương (12), Long An (5), An Giang (4), Sóc Trăng (3), Ninh Thuận (2), Đồng Nai (2), Quảng Ngãi (1), Hà Nội (1).
Tổng số F0 tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.487 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua, nước ta đã thực hiện 103.943 xét nghiệm cho 217.370 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 21.349.316 mẫu cho 58.560.149 lượt người.
Trong ngày 20/10, 1.728.941 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 68.809.880 liều, trong đó, tiêm 1 mũi là 49.352.317 liều, tiêm mũi 2 là 19.457.563 liều.
Hà Nội: 8 trường hợp dương tính với Covid-19
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 21/10, 8 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan vùng có dịch gồm một lái xe, 4 F1 và 3 người khác trở về từ TP.HCM, Cần Thơ và Đồng Nai.
Các bệnh nhân có độ tuổi từ 13 đến 43, trú tại Dương Nội (Hà Đông); Phù Lỗ (Sóc Sơn); Đa Tốn (Gia Lâm); Trần Phú (Chương Mỹ); Cát Linh (Đống Đa); Phú Đô (Nam Từ Liêm); Vĩnh Hưng (Hoàng Mai) và Yên Hòa (Cầu Giấy).
Ba nhân viên y tế nhiễm Covid-19 vừa được phát hiện đều làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Ngày 18/10, họ được xét nghiệm định kỳ và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Trường hợp cuối cùng là anh N.V.T., 24 tuổi, ngụ Phú Lãm, Hà Đông. Người này là nhân viên nhà ăn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và đã được cách ly tập trung từ ngày 3/10.
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 4.137 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.
Tính đến ngày 21/10, thành phố đã rà soát, lấy mẫu xét nghiệm hơn 3.000 người từ các tỉnh miền Nam trở về. Trong đó, 32 trường hợp cho kết quả dương tính.
Họ về từ các tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM (23), Đồng Nai (5), Tây Ninh (1), Bình Dương (3). 21 người trong nhóm bày đi bằng ô tô, 9 người đi máy bay, một ca đi xe máy và một trường hợp đi tàu hỏa.
Về tiền sử tiêm chủng, 19 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19, 8 trường hợp được tiêm một mũi, 4 ca nhiễm chưa tiêm và một bé chưa đến tuổi tiêm.
Hà Nam: Nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 sau khi hết cách ly tập trung
Chiều tối 21/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 11 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh. Trong đó có nhiều bệnh nhân được phát hiện tại nhà sau khi đã hết thời gian cách ly tập trung.
Các ngày trước đó, CDC Hà Nam cũng ghi nhận nhiều trường hợp tương tự. Đặc biệt trong ngày 18/10, lực lượng chức năng phát hiện 5 bệnh nhân ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đang cách ly tại nhà sau khi đã hết thời gian cách ly tập trung.
Như vậy, kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9 đến tối 21/10, Hà Nam ghi nhận 810 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Trong đó, có hơn 300 ca được phát hiện tại khu phong tỏa, tại nhà.
Hiện toàn tỉnh đang cách ly 2.610 trường hợp F1 (trong đó 503 người cách ly tập trung và 2.107 người cách ly tại nhà.
Theo lãnh đạo CDC Hà Nam, người hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương sẽ tiếp tục quản lý, theo dõi sức khỏe tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Đặc biệt, với sự giám sát chặt chẽ của 4.709 tổ Covid-19 cộng đồng đã góp phần ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 22/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn thành phố.
Hà Nội yêu cầu các cơ sở đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. |
Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các cơ sở khẩn trương triển khai kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương;
UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Y tế cũng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, căn cứ tình hình thực tiễn và diễn biến dịch bệnh, độ bao phủ vắc-xin và điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội...), khả năng ứng phó để tham mưu Ban Chỉ đạo thành phố phòng chống dịch;
UBND Thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Chính phủ xem xét, cho phép điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp, bảo đảm quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ trong tháng 10/2021.
Ngành Y tế duy trì công tác xét nghiệm tầm soát các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao theo chỉ định của ngành; khi phát hiện ca F0 cần tiếp tục thực hiện khoanh vùng hẹp, quản lý chặt, thần tốc xét nghiệm, trả kết quả trong thời gian ngắn nhất, truy vết, bóc tách F0 đưa đi điều trị, đưa F1 đi cách ly tập trung để nhanh chóng kiểm soát, dập dịch, tránh lây lan dịch bệnh.
Hà Nội tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm vắc-xin ưu tiên tiêm vắc-xin mũi 2 cho người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, công nhân các khu công nghiệp, chế xuất, lực lượng giao hàng, vận chuyển, giáo viên, người làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị… tiến tới tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi khi có vắc-xin và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Y tế cũng chủ trì, phối hợp Công an thành phố cập nhật, báo cáo thường xuyên Ban Chỉ đạo thành phố về các ca nhiễm có nguồn gốc từ các tỉnh, thành phố đang có dịch.
Đồng thời, ban hành hướng dẫn thực hiện các biện pháp y tế đối với người nhập cảnh, người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa phương có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ trung bình, nguy cơ thấp vào thành phố Hà Nội theo hướng dẫn của Trung ương.
Thực hiện nghiêm quy định về mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 7668/CĐ-VPCP ngày 20/10/2021 gửi các cơ quan liên quan về việc thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch.
Công điện nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định về mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vắc-xin... phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực.
Đến nay, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước.
Để tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định, góp phần kiểm soát tốt, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng, vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chủ động, tích cực huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực;
Có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể để kịp thời mua sắm vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm, vắc-xin, thuốc điều trị... phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trên địa bàn.
Việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vắc-xin... phòng, chống dịch Covid-19 phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các quy định pháp luật liên quan, quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Không bắt buộc tất cả khách đi tàu, máy bay phải xét nghiệm
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành hướng dẫn tạm thời khi đi lại bằng máy bay và tàu hỏa từ ngày 21/10.
Đối với hàng không, Bộ Bộ Giao thông vận tải yêu cầu hành khách đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4, vùng phong tỏa hoặc xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ phải xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trước khi lên máy bay.
Nếu không thuộc các trường hợp trên, hành khách cần đáp ứng một trong ba điều kiện: Tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19; đã khỏi Covid-19 hoặc âm tính với SARS-CoV-2.
Ngoài ra, mọi hành khách phải khai báo y tế, hoàn thành bản cam kết khi làm thủ tục hàng không. Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng nghi nhiễm.
Khi trở về nơi cư trú, hành khách chủ động thông báo với chính quyền địa phương; tự theo dõi sức khỏe và thực hiện theo quy định phòng dịch của từng địa phương.
Vĩnh Phúc: 1 trường hợp mắc Covid-19 sau 80 ngày liên tiếp không có F0
Sau 80 ngày liên tiếp không có ca mắc Covid-19 tại cộng đồng, đến ngày 20/10, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện 1 trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng ở xã Lãng Công, huyện Sông Lô, nguồn lây nhiễm từ tỉnh Phú Thọ. Hiện trường hợp này đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp tục điều trị, cách ly y tế.
Kết quả rà soát người đến/về Vĩnh Phúc từ tỉnh Phú Thọ tính từ ngày 13/10 đến nay có 7.582 người, trong đó, cách ly y tế tập trung 62 người, cách ly tại nhà 7.439 người.
Đã lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 7.439/7.582 người (7.060 mẫu âm tính, 379 mẫu đang chờ kết quả). Các trường hợp còn lại đang tiếp tục điều tra và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định.
Số cán bộ, giáo viên, học sinh từ tỉnh Phú Thọ về tỉnh từ ngày 13/10 là 565 người. Tầm soát nguy cơ 10% đối với giáo viên và học sinh tại các huyện, thành phố tính đến 13h30 ngày 20/10 là 7.410 trường hợp, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.
Số công dân Vĩnh Phúc được đón trở về từ các tỉnh, thành phía Nam là 1.200 người. Ngày 20/10, có 324 người hoàn thành cách ly y tế; hiện còn 690 người đang cách ly y tế tại tỉnh, tình hình sức khỏe ổn định, xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
-
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ -
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc -
Hà Nội xử phạt gần 5 tỷ đồng sau 1 tháng kiểm tra an toàn thực phẩm Tết -
Hà Nội: Dịch sởi có thể tăng thời gian tới -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Bé gái 12 tuổi phát hiện bệnh tăng áp phổi do dị tật mạch máu hiếm gặp -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500