-
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II
Chủ động phòng tránh sốc nhiệt
Thủ đô Hà Nội vừa trải qua những ngày cao điểm nắng nóng. Nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng có sự chêch lệch lớn, dễ khiến con người có nguy cơ đột quỵ và sốc nhiệt nếu hoạt động dưới trời nắng trong khoảng thời gian dài.
Ảnh minh hoạ. |
Các bác sĩ cho biết, có hai loại sốc nhiệt do nắng nóng. Một là say nắng khi đang vận động, tập luyện quá sức. Hai là say nắng thụ động - đi đứng hoặc làm việc dưới nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài.
Khi bị sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng, người bệnh có những biểu hiện ban đầu điển hình như mặt đỏ, môi, da khô, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, hoa mắt, khó thở, thở gấp... Sau đó, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng trụy mạch, sốt cao (từ 39 - 40oC), hôn mê...
Do đó, để bảo vệ sức khỏe, tránh bị sốc nhiệt, người dân chú ý sắp xếp không gian nhà ở, nơi làm việc bảo đảm thoáng mát, sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính râm, mặc quần áo rộng, dễ thấm mồ hôi.
Nếu phải lao động ngoài trời thì nên điều chỉnh giờ làm việc hợp lý, tránh những lúc nắng nóng đỉnh điểm; hạn chế tới mức thấp nhất việc để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể, nhất là vùng đầu, vai, gáy.
Khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng, ở mức độ nhẹ, người nhà cần chuyển ngay bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng gió; nới lỏng quần áo; cho bệnh nhân uống nước từng ngụm nhỏ, tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol. Trường hợp bị nặng thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị.
Người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài; không nên để điều hòa ở chế độ nhiệt quá thấp so với nền nhiệt ngoài trời.
Mọi người cần uống tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày, uống thành nhiều lần trong ngày, chú ý luyện tập thể dục, rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng.
Những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường cần tuân thủ việc dùng thuốc, kiểm soát huyết áp, đường huyết theo đúng hướng dẫn. Đặc biệt, người có nguy cơ nên tầm soát đột quỵ định kỳ để kịp thời phát hiện các yếu tố bất thường, ngăn chặn đột quỵ xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng đồ hộp để tránh bị ngộ độc
Trong những tháng gần đây đã xảy ra một số vụ ngộ độc Botulinum khiến nhiều bệnh nhân nguy kịch. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), độc tố Botulinum rất độc, chỉ một lượng chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong.
Vi khuẩn gây độc Botulinum có đặc điểm chỉ phát triển trong môi trường thiếu không khí và không phát triển được trong môi trường chua (pH<4,6), mặn (nồng độ muối ăn >5%).
Các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn do quy trình sản xuất không bảo đảm sạch, sau đó được đóng gói kín vào chai, lọ, hộp, lon, túi mà không đủ độ chua, độ mặn như trên hoặc không được tiệt trùng thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố Botulinum.
Khi ăn phải thực phẩm nhiễm Botulinum, chúng sẽ nhanh chóng lan vào máu và gắn vào các dây thần kinh, gây các triệu chứng ngộ độc. Độc tố Botulinum ngăn chặn các chức năng thần kinh và có thể dẫn đến tê liệt cơ và hô hấp.
Để phòng tránh ngộ độc Botulinum, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong hộp, chai, lọ, túi hút chân không…
Và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với những đồ ăn đóng hộp hoặc ngâm chua chế biến sẵn trên thị trường, khi mua về cần được bảo quản an toàn với nhiệt độ dưới 30°C, tốt nhất từ 10 đến 21°C.
Ngay sau khi mở nắp hộp để sử dụng nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 2-3 ngày. Khi ăn các thực phẩm lên men như dưa muối, măng, cà muối..., cần bảo đảm phải có độ chua, mặn.
Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn. Không sử dụng đồ hộp bị rò rỉ, phồng, nứt hoặc khi mở hộp thấy hiện tượng có bọt, biến màu hay mùi vị khác thường.
-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Vì sao người gầy vẫn mắc mỡ máu cao? -
Tin mới y tế ngày 10/1: Phát hiện hơn 22.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả