
-
Siết chặt kiểm tra, giám sát kinh doanh nguyên liệu làm thuốc
-
Tin mới y tế ngày 15/7: Hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
-
Rào cản khi triển khai bệnh án điện tử
-
Bệnh nhân mắc cùng lúc hai loại ung thư có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu
-
Tin mới y tế ngày 14/7: Thay đổi lối sống để giảm tỷ lệ mắc suy thận -
Dịch bệnh truyền nhiễm tăng trở lại, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng chống
Quy định mới về thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 bằng PCR
Thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 bằng PCR được thực hiện như sau, trường hợp thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo quy định về khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế (trừ trường hợp xét nghiệm tại cộng đồng) thì thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư 02/2022/TT-BYT .
![]() |
Bộ Y tế vừa có Công văn 4920/BYT-KHTC về thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR. |
Trường hợp thực hiện xét nghiệm Covid-19 tại cộng đồng do ngân sách nhà nước chi trả và trường hợp không thuộc đối tượng nêu trên do ngân sách nhà nước chi trả:
Thực hiện theo hình thức đấu thầu, giao nhiệm vụ, đặt hàng theo quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP .
Đối với dịch vụ xét nghiệm Covid-19 do địa phương đặt hàng thanh toán từ ngân sách địa phương, UBDN tỉnh/thành phố quy định giá theo thẩm quyền quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP .
Trường hợp chưa kịp ban hành mức giá để đặt hàng các đơn vị cung cấp dịch vụ thì tạm thanh toán chi phí đặt hàng và ký hợp đồng theo mức giá tạm thời, sau khi được phê duyệt giá đặt hàng thì thanh quyết toán.
Trường hợp UBND tỉnh/thành phố đã tạm thanh toán chi phí đặt hàng và ký hợp đồng theo mức giá tạm thời thì UBND các tỉnh/thành phố quyết định giá đặt hàng để làm cơ sở thanh quyết toán kinh phí đặt hàng.
Bộ Y tế tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Bộ Y tế vừa tổ chức kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II, từ hạng II lên hạng I năm 2022.
Trường Đại học Y Hà Nội là điểm thi phía Bắc. Đợt thi thứ 2 của phía Nam diễn ra tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ dự kiến tổ chức vào cuối tuần tới.
Có 1980 thí sinh tham gia kỳ thi thăng hạng lần này. Trong đó điểm thi tại trường Đại học Y Hà Nội có 1.029 thí sinh; phía Nam là 951 thí sinh.
Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II năm 2022, Bộ Y tế tổ chức thi ở 7 chức danh: Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính, y tế công cộng chính, dược sĩ chính, điều dưỡng hạng II, hộ sinh hạng II, kỹ thuật y hạng II.
Theo quy định của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý viên chức có 5 hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo: hạng I tương ứng với trình độ đào tạo Tiến sĩ/ chuyên khoa II; hạng II tương ưng với trình độ đào tạo Thạc sĩ/ chuyên khoa I; hạng III tương ứng với trình độ đào tạo đại học; hạng IV tương ứng với trình độ cao đẳng; hạng V tương ứng với trình độ trung cấp.
Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II lên hạng I do Bộ Y tế tổ chức, đối với hạng III lên hạng II do các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Kỳ thi không chỉ giúp đánh giá chất lượng viên chức mà còn là cơ hội để các viên chức tự đánh giá bản thân, từ đó khích lệ tinh thần tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh…
Bộ Y tế tổ chức kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2022 theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
Đối với các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành không có điều kiện tổ chức kỳ thi, được sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế vẫn đồng ý để các thí sinh tham dự chung với kỳ thi do Bộ Y tế tổ chức.
Nhiều tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ thấp
Ngày 11/9, Bộ Y tế thông tin cập nhật về tình hình tiêm vắc-xin Covid-19, tổng số vắc-xin đã tiêm ở nước ta đến nay là 258.694.921 mũi.
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tính đến nay đã gần 5 tháng triển khai tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, tổng số mũi tiêm đạt 16.138.820, trong đó mũi 1: 9.652.586 trẻ (đạt tỷ lệ 86,4%).
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (73,4%); Đà Nẵng (61,3%); Quảng Nam (73,0%); TP. HCM (57,8%); Bà Rịa - Vũng Tàu (67,7%).
Mũi 2: 6.486.234 trẻ (đạt tỷ lệ 58,1%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (22,7%); Quảng Nam (23,9%); Bình Thuận (43,1%); TP. HCM (32,1%); Bà Rịa - Vũng Tàu (39,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (92,1%); Sóc Trăng (95,9%); Cà Mau (89,4%).
Nhóm từ 18 tuổi trở lên, kết quả tiêm mũi 3 đến nay cho thấy tổng số có 50.374.185 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 77,3%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Bình Định (57,9%); Khánh Hòa (55,5%); Đồng Nai (52,9%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (59,4%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (98,1%); Quảng Ninh (96,0%); Nghệ An (99,5%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 14.966.971 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 78,8%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Đà Nẵng (50,6%); Phú Yên (60,7%); TP. HCM (51,5%); Đồng Nai (55,5%); Tây Ninh (55,5%); Bạc Liêu (61,8%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Thanh Hóa (99,6%); Bắc Giang (99,7%); Gia Lai (97,4%).
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.759.099 trẻ (đạt tỷ lệ 55,2%).
5 tỉnh, thành phố nào tiêm mũi 3 thấp: Đà Nẵng (31,0%); Phú Yên (18,8%); TP. HCM (31,8%); Bà Rịa - Vũng Tàu (16,0%); Đồng Nai (25,3%).
4 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (93,6%); Kon Tum (90,1%); Lâm Đồng (90,1%); Sóc Trăng (91,5%).
TP. HCM: Triển khai Kế hoạch hồ sơ sức khỏe điện tử
UBND TP. HCM đã ban hành Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2022.
Kế hoạch nhằm mục tiêu tạo lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của mỗi người dân TP, để mỗi người dân biết về thông tin sức khỏe của mình và các cơ sở khám chữa bệnh có thông tin sức khỏe ban đầu của người bệnh nhanh chóng, chính xác; từng bước xây dựng dữ liệu lớn về sức khỏe của người dân TP.
Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể: Xây dựng nền tảng số tạo lập dữ liệu sức khỏe của người dân trên địa bàn TP để mỗi người dân biết về thông tin sức khỏe của mình và các cơ sở khám chữa bệnh có thông tin ban đầu của người bệnh nhanh chóng và chính xác.
Khai thác dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân TP, xây dựng mô hình bệnh tật về các bệnh không lây nhiễm.
Nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
Ưu tiên hoàn thành tạo lập hồ sơ sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ tại Thành phố trong năm 2022 và được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên.

-
Tin mới y tế ngày 14/7: Thay đổi lối sống để giảm tỷ lệ mắc suy thận -
Dịch bệnh truyền nhiễm tăng trở lại, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng chống -
Sữa rửa mặt Gammaphil 125ml bị thu hồi do không đúng thành phần theo công bố -
Can thiệp dinh dưỡng trong điều trị thừa cân, béo phì -
Bộ Y tế công khai danh sách 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 13/7: Việt kiều Canada được bác sỹ Việt Nam cứu sống ngoạn mục -
Bệnh chồng bệnh vì lạm dụng corticoid
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp